Indonesia và Thái Lan tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19
Ngày 18/1, Indonesia ghi nhận thêm 9.086 ca mắc bệnh COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này lên là 917.015 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 9/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thông báo của Bộ Y tế Indonesia (DOH) cho biết tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này cũng lên 26.282 ca, tăng 295 ca so với một ngày trước đó. Trong khi đó, số bệnh nhân COVID-19 xuất viện tăng thêm 9.475 người, lên thành 745.935 người. Hiện toàn bộ 34 tỉnh trên cả nước đều có ca nhiễm. Đặc biệt, trong 24 giờ qua, thủ đô Jakarta ghi nhận 2.361 ca mắc mới, tỉnh Trung Java ghi nhận 1.559 ca, Tây Java ghi nhận 1.485 ca, Đông Java ghi nhận 848 ca và Nam Sulawesi ghi nhận 661 ca.
*Cùng ngày, Thái Lan ghi nhận 369 ca mắc mới, phần lớn là qua chương trình xét nghiệm tại tỉnh Samut Sakhon. Theo Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA), trong số các ca mắc mới, có 357 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 12 ca nhập cảnh. Riêng tỉnh Samut Sakhon ghi nhận 269 ca mới, hầu hết là người nhập cư.
Cảnh sát kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 trên một xe buýt ở Bangkok, Thái Lan, ngày 5/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tính đến ngày 18/1, Thái Lan ghi nhận 12.423 ca bệnh, trong đó có 10.134 ca lây nhiễm trong nước. Hơn 9.200 bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện trong khi vẫn còn 3.147 ca đang được điều trị trong bệnh viện. Tổng số ca tử vong vì dịch bệnh tại Thái Lan hiện nay là 70 ca.
*Cũng trong ngày 18/1, Thụy Điển thông báo thêm 361 ca bệnh do lây nhiễm tại nơi làm việc trong một tuần qua, đây là số ca bệnh ghi nhận theo tuần cao nhất kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại quốc gia này. Đại diện Cơ quan môi trường làm việc của Thụy Điển, bà Ulrika Scholander, cảnh báo tình hình lây nhiễm tại nơi làm việc “đáng lo ngại”. Con số 361 ca bệnh mới ghi nhận trong tuần qua cao hơn đáng kể so với mức 283 ca ghi nhận trong tuần cao điểm từ 21-27/12/2020. Bà Scholander cho rằng bên cạnh thực tế rằng dịch bệnh nhìn chung đang diễn biến phức tạp thì việc tăng cường xét nghiệm cũng giúp phát hiện ra nhiều ca bệnh hơn.
Tại Thụy Điển, chủ lao động buộc phải báo cáo khi có các trường hợp nhân viên tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc bị nhiễm virus tại nơi làm việc. Thời gian gần đây, một số nhân viên tại các công sở ở Thụy Điển bị sa thải vì không tuân thủ các quy định và đi làm dù có biểu hiện mắc bệnh. Do dịch bệnh phức tạp, giới chức nước này khuyến khích người lao động làm việc từ xa, trong khi những người làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ thiết yếu khác vẫn có thể đến nơi làm việc. Các chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm rà soát và ngăn chặn nguy cơ về sức khỏe và an toàn của nhân viên tại nơi làm việc.
Theo các số liệu thống kê chính thức đến ngày 15/1, Thụy Điển ghi nhận tổng cộng 523.486 ca bệnh, trong đó có 10.323 ca tử vong. Hiện quốc gia này cũng đang triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
COVID-19 tại ASEAN hết 13/1: Malaysia tái áp đặt phong tỏa; Số ca mắc ở Indonesia cao chưa từng thấy
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 13/1, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận 16.443 ca mắc COVID-19 và 480 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên gần 1,7 triệu ca, trong đó 38.249 người tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 10/1. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Các nước ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong ngày 13/1 gồm Indonesia (11.278 ca); Malaysia (2.985 ca), Philippines (1.453 ca), Myanmar (523 ca), Thái Lan (157 ca). Ba quốc gia còn lại ghi nhận dưới 10 ca mắc mới trong ngày 13/1.
Bốn quốc gia ghi nhận ca tử vong trong ngày 13/1 gồm: Indonesia (306 ca), Philippines (146 ca), Myanmar (24 ca) và Malaysia (4 ca).
Indonesia ghi nhận số ca mắc và tử vong cao nhất theo ngày
Ngày 13/1, Indonesia thông báo ghi nhận 11.278 ca mắc mới và 306 ca tử vong, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Như vậy, cho tới nay, Indonesia đã có 858.043 ca mắc và 24.951 trường hợp tử vong. Hiện Indonesia là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (giữa) được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia ngày 13/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Sáng 13/1, Indonesia đã khởi động chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 toàn quốc miễn phí với mục tiêu cung cấp vaccine cho 181,5 triệu người tại quốc gia đông dân thứ tư thế giới này.
Trong một sự kiện được phát sóng trực tiếp, Tổng thống Indonesia Joko Widodo là người đầu tiên được tiêm vaccine CoronaVac do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất và được Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp hôm 11/1. Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết gần 1,5 triệu nhân viên y tế sẽ được tiêm vaccine trong tháng 2, tiếp đó các công chức và người dân sẽ được tiêm chủng trong vòng 15 tháng. Ông cùng toàn bộ thành viên nội các và đại diện các tổ chức tôn giáo cũng được tiêm chủng trong ngày 13/1.
Chiến dịch tiêm chủng trên được tiến hành chỉ hai ngày sau khi Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) chính thức cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho vaccine của công ty Sinovac. Hôm 12/1, Indonesia đã tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 gồm 15 triệu liều từ công ty Sinovac Biotech. Trước đó, quốc gia này đã tiếp nhận 1,2 triệu liều vào ngày 6/12 và thêm 1,8 triệu liều khác vào ngày 31/12.
Malaysia tái áp đặt lệnh phong tỏa
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Noor Hisham, một quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia cho biết nước này buộc phải tái ban bố Lệnh hạn chế di chuyển (MCO) từ ngày 13-26/1 tại nhiều địa phương do Lệnh hạn chế di chuyển có điều kiện (CMCO) không thể mang lại hiệu quả mong muốn.
Tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều 13/1, Tiến sỹ Noor Hisham cho biết Malaysia thực hiện CMCO từ ngày 14/10/2020, nhưng không mang lại hiệu quả, nên phải áp dụng biện pháp mạnh mẽ hơn. MCO sẽ được thực hiện trong 2 tuần (13-26/1) và dài nhất là trong 4 tuần. Ông Noor Hisham cũng thẳng thắn thừa nhận trong 2 tuần đầu thực hiện MCO, Malaysia có thể sẽ không thể giảm được số ca nhiễm mới hằng ngày mà chỉ hi vọng tránh được khả năng số ca mắc mới trong ngày tiếp tục tăng cao.
Sau 4 tuần thực hiện MCO, Malaysia hi vọng có thể giảm số ca nhiễm mới theo ngày xuống dưới 1.000 ca hoặc dưới 500 ca và tới tháng 5, nước này có thể một lần nữa làm phẳng đường cong trên biểu đồ chống dịch COVID-19.
Trong ngày 13/1, Malaysia ghi nhận 2.985 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh, còn lại là lây nhiễm cộng động, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 144.518 ca.
Philippines thêm 1.453 ca mắc mới
Người dân đợi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 14/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Philippines thông báo nước này đã ghi nhận 1.453 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số người mắc lên 492.700 người. Nước này cũng ghi nhận thêm 146 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong do dịch bệnh này lên 9.699 người. Với dân số 110 triệu người, Philippines đã tiến hành xét nghiệm cho hơn 6,68 triệu người kể từ khi đại dịch bùng phát hồi tháng 1 năm ngoái.
Một quan chức thuộc lực lượng quốc gia đối phó với COVID-19 cho hay nước này sẽ ký hợp đồng với hãng dược phẩm AstraZeneca vào ngày 14/1 nhằm mua 20 triệu liều vaccine. Philippines đã ký hợp đồng mua 25 triệu liều vaccine của hãng dược phẩm Sinovac Biotech (Trung Quốc) và 30 triệu liều của hãng Novavax (Mỹ).
Chính phủ nước này cũng đang đàm phán với ít nhất 7 hãng dược phẩm khác để mua 148 triệu liều vaccine trong năm 2021. Nước này đặt ra mục tiêu chủng ngừa cho 50 đến 70 triệu người dân nước này trong năm nay nhằm đạt miễn dịch cộng đồng.
Singapore đẩy nhanh công tác tiêm chủng
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech ngày 8/1. Ảnh: Straits Times/TTXVN
Ngày 13/1, Bộ Y tế Singapore cho biết hơn 6.000 người đã được chủng ngừa mũi đầu tiên vaccine COVID-19 và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những tuần tới trong bối cảnh đảo quốc này đang nỗ lực đẩy nhanh công tác tiêm chủng.
Singapore đã bắt đầu tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 cho các nhân viên y tế từ ngày 30/12/2020, trở thành quốc gia châu Á đầu tiên triển khai chương trình tiêm chủng chế phẩm này. Trong những tháng gần đây, quốc gia với 5,7 triệu dân này hiện vẫn đang ghi nhận số ca mắc trong cộng đồng và số ca tử vong do COVID-19 tương đối thấp, với chỉ 29 trường hợp không qua khỏi.
Cho tới nay, Singapore mới chỉ cấp phép sử dụng đối với vaccine do hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp bào chế, song cho biết đã đảm bảo đủ vaccine của các nhà sản xuất khác như Moderna (Mỹ) và Sinovac (Trung Quốc) để cung cấp cho toàn bộ người dân vào quý III năm nay. Theo giới chức y tế nước này, Singapore cũng có thể bắt đầu triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi từ cuối tháng 1 này, sớm hơn so với dự kiến.
Thái Lan kêu gọi người dân tăng cường phòng, chống dịch
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVId-19 tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giới chức Thái Lan kêu gọi người dân tăng cường cảnh giác và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Chính phủ Thái Lan cho biết nước này có thể ngăn chặn sự lây lan hiện nay của COVID-19 để kịp tổ chức tết cổ truyền Songkran hay còn gọi là Lễ hội té nước vào tháng 4 tới nếu tất cả các bên hợp tác tốt trong các nỗ lực giảm thiểu lây nhiễm.
Lễ hội Songkran năm ngoái đã bị hoãn do đợt bùng phát đầu tiên của COVID-19. Theo Thứ trưởng Y tế Sathit Pitutecha, với sự bùng phát trở lại của COVID-19 kể từ cuối năm 2020, số ca mắc COVID-19 hằng ngày được dự báo sẽ vượt quá 100 ca trong 2 tháng tới, nếu không thực hiện biện pháp gì để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu các quan chức nhà nước cùng người dân chung tay ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả, lễ hội té nước Songkran vẫn có thể diễn ra trong tháng 4.
Thứ trưởng Sathit nhận định số các ca bệnh mới có thể còn cao trong một thời gian nữa vì những biện pháp kiểm soát hiện tại không nghiêm ngặt như trong đợt bùng phát đầu tiên. Nguyên nhân là chính phủ phải thận trọng với những tác động kinh tế của các biện pháp hạn chế. Ông khẳng định nhiều biện pháp đang được thực hiện nhằm giảm thiểu các tác động kinh tế do những biện pháp phòng, chống dịch đối với các nhóm người dễ bị tổn thương.
Cảnh sát kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 trên một xe buýt ở Bangkok, Thái Lan, ngày 5/1. Ảnh: THX/TTXVN
Đến nay, làn sóng COVID-19 thứ hai đã lây lan ra 59/77 tỉnh, thành trên toàn quốc và chỉ còn 18 tỉnh vẫn chưa ghi nhận ca COVID-19 mới nào trong đợt này.
Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul cho biết chính quyền địa phương có thể mua vaccine ngừa COVID-19 và tiến hành các chiến dịch tiêm chủng riêng với điều kiện được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Thái Lan (FDA) phê duyệt. Thông báo của Bộ trưởng Anutin được đưa ra sau khi Thị trưởng thành phố Nakhon Nonthaburi, ông Somnuek Thanadechakul, đề nghị được mua trực tiếp vaccine từ Bộ Y tế để tiêm chủng cho người dân địa phương. Có tin nói rằng Thị trưởng Somnuek cho biết thành phố Nakhon Nonthaburi sẽ chi 260 triệu baht (hơn 8,6 triệu USD) để mua vaccine trực tiếp từ Bộ Y tế, đồng thời nói thêm rằng có rất nhiều chính quyền địa phương sẵn sàng làm theo.
Chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ cung cấp 2 triệu liều vaccine miễn phí để tiêm chủng cho các quan chức y tế tuyến đầu, những tình nguyện viên và các nhóm nguy cơ cao. Nước này sẽ triển khai một đợt tiêm chủng miễn phí hàng loạt vào tháng 5 tới, sử dụng 60 triệu liều vaccine của Đại học Oxford/AstraZenaca (Anh) với mục tiêu tạo ra khả năng miễn dịch cộng đồng trong ít nhất 50% dân số.
Ca Covid-19 vượt 85 triệu, Mỹ lo ngại sóng lây nhiễm hậu kỳ nghỉ Thế giới ghi nhận hơn 85,4 triệu ca nCoV với hơn 1,85 triệu người chết. Giới chức y tế Mỹ đang lo ngại về nguy cơ bùng phát lây nhiễm sau kỳ nghỉ Tết. Thế giới ghi nhận 85.455.471 ca nhiễm và 1.850.112 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 538.797 và 7.715 ca một ngày, trong khi 60.387.163 người đã bình phục,...