Indonesia và Thái Lan sắp ký kết xuất nhập khẩu 1 triệu tấn gạo/năm
Theo truyền thông Indonesia ngày 15/3, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Jurin Laksanawisit thông báo Indonesia và Thái Lan đã sẵn sàng cho việc ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) xuất nhập khẩu một triệu tấn gạo mỗi năm.
Gạo chuẩn bị được đưa đi xuất khẩu tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Thời gian chính thức ký kết MoU này đã được hai bên ấn định vào tuần cuối cùng của tháng 3/2021. Đây là MoU được ký kết theo thỏa thuận liên chính phủ (G2G) Indonesia và Thái Lan.
Theo tinh thần của MoU, bắt đầu từ năm 2021, Thái Lan sẽ cung cấp gạo trắng cho thị trường Indonesia với số lượng một triệu tấn/năm. Số lượng này có thể tăng dần từ 15 – 25% trong 4 năm tiếp theo căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ gạo của thị trường Indonesia.
Bên cạnh đó, việc cung cấp gạo cho thị trường Indonesia cũng được Thái Lan căn cứ vào các điều kiện liên quan như tình hình sản xuất trong nước, nhu cầu thực tế của thị trường Indoensia và thị trường quốc tế hoặc cũng phải dựa trên giá cả của thị trường gạo quốc tế.
Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016, Thái Lan đã cung cấp tổng cộng 925.000 tấn gạo cho thị trường Indonesia theo thỏa thuận G2G. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, không có thỏa thuận gạo G2G nào giữa Thái Lan và Indonesia được thực hiện. Nguyên nhân chính là do Indonesia đẩy mạnh thực hiện chính sách tự cung tự cấp lúa gạo và thúc đẩy sản xuất gạo trong nước.
Mặc dù vậy, Indonesia vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung gạo trong nước do quốc gia này liên tục hứng chịu thiên tai. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 cũng đang đẩy Indonesia vào tình thế khó khăn buộc quốc gia này phải nhập khẩu nhiều gạo hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước và ổn định giá gạo trong nước. Năm 2020, Thái Lan đã xuất khẩu tổng cộng 89.406 tấn gạo sang thị trường Indonesia. Mức xuất khẩu này tăng 46,3% so với năm 2019.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Laothammatas cho biết, MoU này giữa Thái Lan và Indonesia sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường gạo Thái Lan do hợp đồng mua bán chưa được ký kết chính thức. Hiện tại, Thái Lan đang gặp khó khăn khăn trong việc xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới do đồng baht của Thái Lan tăng mạnh làm cho giá gạo của Thái Lan đắt hơn các loại ngũ cốc khác.
Giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan hiện tại được ghi nhận ở mức 549 USD/tấn, trong khi gạo trắng của Việt Nam có giá chào bán ở mức 513 – 517 USD. Giá gạo của Ấn Độ là 398 – 402 USD/tấn. Giá gạo cùng loại của của Pakistan cũng chỉ từ 438 – 442 USD/tấn.
Video đang HOT
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia, ông Airlangga Hartarto cho biết, hiện tại Chính phủ Indonesia đang thúc đẩy kế hoạch nhập khẩu gạo để dự trữ lương thực. Trong khi đó, Giám đốc cơ quan dự trữ lương thực quốc gia Indonesia, Budi Waseso cho rằng nhập khẩu lúa gạo không phải là chính sách ưu tiên của Indonesia. Trước mắt, Indonesia vẫn tập trung ưu tiên sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước để hỗ trợ nông dân. Căn cứ vào tình hình thực tế, Indonesia sẽ có những điều chỉnh nhập khẩu lương thực theo hướng linh hoạt hơn.
COVID-19 tại ASEAN hết 13/3: Philippines phát hiện biến thể đặc biệt; Campuchia cảnh báo dịch lan nhanh
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 13/3, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 11.213 ca mắc COVID-19 và 176 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.586.963 ca, trong đó 55.656 người tử vong.
Philippines phát hiện biến thể đặc biệt
Nhân viên sân bay trong trang phục bảo hộ nhằm ngăn chặn lây nhiễm COVID-19 tại sân bay ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Philippines ngày 13/3 cho biết đã phát hiện một biến thể SARS-CoV-2 hoàn toàn mới.
Phát biểu tại một cuộc họp báo theo hình thức trực tuyến, ông Anna Ong-Lim, thành viên Nhóm cố vấn kĩ thuật tại Bộ Y tế Philippines cho biết giới chức y tế Philippines đã lấy mẫu phân tích 85 ca nhiễm mới bằng một công cụ, phần mềm chuyên dụng, để xác định xem chủng này là loại đã xuất hiện trên thế giới hay chưa. Kết quả cho thấy, biến thể này là hoàn toàn mới.
Theo Bộ Y tế Philippines, biến thể có tên gọi là P.3 và tính đến thời điểm hiện tại, có 98 ca mắc liên quan đến biến thể mới. Giới chức y tế nước này cho biết cần có thêm thông tin để đánh giá về mức độ lây nhiễm và khả năng gây tử vong của P.3 so với các chủng cũ.
Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines đã ghi nhận 5.000 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2, mức cao nhất trong vòng gần 7 tháng qua, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 616.611 ca.
Cảnh sát làm nhiệm vụ tại một chốt kiểm tra y tế nhằm ngăn chặn COVID-19 ở Manila, Philippines, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo bộ trên, số ca tử vong cũng đã lên tới 12.766 ca sau khi ghi nhận thêm 72 ca trong ngày 13/3. Ngoài ra, có thêm 281 bệnh nhân đã phục hồi và được xuất viện cùng ngày, nâng tổng số lên 547.166 người đã khỏi bệnh.
Bộ kêu gọi người dân cảnh giác cao độ vì đã xuất hiện biến thể mới có khả năng lây lan nhanh. Chính phủ cho rằng tình trạng người dân không tuân thủ các quy định bảo vệ y tế cá nhân như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội khi ra khỏi nhà chính là nguyên nhân dẫn tới việc số ca nhiễm gia tăng.
Chính quyền vùng thủ đô Manila đã áp đặt phong tỏa hai tuần tại một số khu đông dân cư trong thủ đô và lệnh giới nghiêm 2 tuần từ 22h00 hôm trước đến 5h00 ngày hôm sau, bắt đầu từ ngày 15/3 tới.
Philippines là quốc gia có số ca mắc COVID-19 và tử vong do đại dịch này cao thứ hai ở Đông Nam Á. Nước này đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 vào ngày 1/3 vừa qua.
Indonesia và Malaysia ghi nhận hàng nghìn ca mắc mới
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Indonesia thông báo ghi nhận thêm 4.607 ca mắc COVID-19 và 100 ca tử vong trong ngày 13/3, nâng tổng số ca dương tính tại quốc gia Đông Nam Á này lên 1.414.741 ca, trong đó 38.329 ca tử vong.
Bộ Y tế Malaysia cho biết tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này đã lên tới 322.409 ca, sau khi nước này có thêm 1.470 ca nhiễm mới trong ngày 13/3. Số ca tử vong trong ngày 13/3 là 3, nâng tổng số lên 1.206 ca.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 26/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Thái Lan, 78 ca mới đã được ghi nhận trong ngày 13/3, hầu hết là lây nhiễm trong nước, và một ca tử vong. Theo Trung tâm Quản lý tình hình dịch COVID-19 (CCSA), 11 trong số các ca mới là ca nhập cảnh; 48 ca lây nhiễm trong nước tại Samut Sakhon và 13 ca tại Bangkok, các ca còn lại ở các tỉnh khác.
Campuchia cảnh báo dịch lây lan tốc độ cao
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 13/3, người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine cảnh báo tốc độ lây lan virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại nước này là rất cao, đặc biệt tại thủ đô Phnom Penh, trong khi tình hình dịch bệnh đã lan ra gần một nửa tổng số tỉnh/thành tại Campuchia.
Bà Or Vandine kêu gọi toàn thể người dân Campuchia thận trọng bởi không thể dự đoán trước dịch sẽ bùng phát tiếp tại khu vực nào, đặc biệt là tại Phnom Penh. Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia đề nghị người dân ở nhà, không di chuyển từ điểm này sang điểm khác, không tham gia các sự kiện tập trung đông người như đám cưới, tiệc mừng hay các hoạt động tôn giáo khác không cấp thiết bởi cần hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 10/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, với 69 ca nhiễm ghi nhận được từ ngày 20/2 đến nay, Kandal - tỉnh tiếp giáp Phnom Penh với nhiều địa điểm giải trí và dịch vụ casino - đã trở thành nơi bùng phát dịch lớn thứ ba tại Campuchia sau Phnom Penh và Sihanoukville. Điểm bùng phát dịch cộng đồng lớn thứ tư tại Campuchia hiện nay là Prey Veng với 43 ca được phát hiện trong giai đoạn trên. Còn tại tỉnh Koh Kong (giáp giới với Thái Lan), toàn bộ các trường học thuộc huyện Kiri Sakor ở tỉnh này đã được lệnh đóng cửa vô thời hạn để phòng nguy cơ dịch lây lan rộng.
Liên quan đến tình hình thông tin về dịch COVID-19, Bộ Thông tin Campuchia ngày 13/3 ra thông báo thu hồi giấy phép hoạt động của 2 website đưa tin giả về tình hình dịch bệnh. Đó là các trang www.sanprum.nwes.com và www.live-daily.com. Thông báo từ Bộ Thông tin Campuchia khẳng định đây là hai trang web đưa tin sai sự thật, có thể gây rối loạn trật tự xã hội tại Campuchia.
Sáng 13/3, Bộ Y tế Campuchia xác nhận thêm 39 ca bệnh mới, tất cả đều liên quan tới sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2. Tổng số ca COVID-19 tại Campuchia hiện tăng lên 1.264 người, trong đó một trường hợp tử vong.
Quân đội Myanmar cử đại diện đến Thái Lan bàn khủng hoảng Ngoại trưởng do quân đội Myanmar bổ nhiệm tới Thái Lan hôm nay, trong bối cảnh các nước láng giềng tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng nước này. Nguồn tin chính phủ Thái Lan cho biết "ngoại trưởng" Wunna Maung Lwin đến đàm phán về các nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi...