Indonesia và Singapore tranh cãi quyền kiểm soát quần đảo Riau
Indonesia và Singapore đang tranh cãi nhau về quyền quản lý không phận tại quần đảo Riau: Singapore phản ứng trước việc chiến đấu cơ Indonesia xuất hiện tại đây mà không xin phép, trong khi Jakarta đang tính lấy lại quyền kiểm soát vùng trời quần đảo này.
Indonesia đang tính đòi lại quyền kiểm soát không lưu tại quần đảo Riau – Ảnh: AFP
Tờ Jakarta Globe ngày 8.9 cho biết Indonesia đang xem xét đòi lại quyền kiểm soát không phận tại quần đảo Riau sau những phàn nàn của quân đội Indonesia rằng các máy bay chiến đấu Singapore đã vi phạm khi tiến hành tập trận gần đó.
Ngoài ra, Singapore phản ứng trước sự hiện diện của máy bay quân sự Indonesia tại khu vực trên và cho rằng các máy bay này phải được cơ quan chức năng Singapore cho phép mới được bay tại đây. Điều này đã làm phía Indonesia giận dữ. Indonesia cũng tính lấy lại quyền kiểm soát không phận tại các vùng biên giới với Malaysia ở tỉnh Bắc Kalimantan.
Tại cuộc họp nội các tại thủ đô Jakarta ngày 8.9, các nghị sĩ Indonesia kêu gọi chính phủ nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
Theo một hiệp ước song phương ký kết năm 1946, Singapore được quyền kiểm soát các chuyến bay tại vùng trời ở các khu vực thuộc quần đảo Riau của Indonesia. Tuy nhiên hiệp ước này đã hết hạn vào năm 2001 nhưng chưa được ký lại.
Video đang HOT
Trung tá Không quân Indonesia thừa nhận thiếu máy bay để tuần tra trong khu vực này – Ảnh: Không quân Hoàng gia Úc
Bộ trưởng Giao thông Indonesia, ông Ignasius Jonan nói sau cuộc họp hôm 8.9 rằng Tổng thống Joko Widodo đã ra chỉ thị chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị trong 3, 4 năm tới để lấy lại quyền quản lý không phận. Ông Jonan cũng cho biết Indonesia sẽ đàm phán với Singapore và Malaysia về việc này.
Jakarta Globe còn dẫn lời chỉ huy căn cứ Không quân Indonesia tại Tanjungpinang, trung tá I Ketut Wahyu Wijaya nói với trang tindetik.com hôm 6.9 rằng Indonesia đã bất lực trong việc ngăn chặn tình hình. Ông Wijaya cho biết hiệp ước đã hết hạn trong khi Singapore vẫn cứ tiếp tục hoạt động tại đó cho đến nay.
“Chúng tôi khó mà buộc máy bay của họ quay đầu vì chúng tôi không đủ chiến đấu cơ, mặc dù những việc họ làm rõ ràng là vi phạm”, ông Wijaya nói.
Theo ông Wijaya, Singapore đã phàn nàn với đài kiểm soát không lưu tại sân bay Tanjungpinang khi một máy bay Indonesia đi vào vùng kiểm soát thông tin tại quần đảo Riau. Sau đó ông phản ứng rằng: “ Sao lại phải sợ? Đó là không phận của chúng ta. Sao chúng ta phải xin phép nước bạn để đi vào đất của chúng ta?”.
Tuy nhiên, trung tá Wijaya cũng thừa nhận sự hạn chế của các phi đội Indonesia so với các chiến đấu cơ F-5 hay F-16 của Singapore. Chỉ huy căn cứ tại Tanjungpinang nhận định rằng Indonesia cần ít nhất 4 chiến đấu cơ bảo vệ quần đảo Riau, tăng cường sự hiện diện tại khu vực này.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bulgaria từ chối cho máy bay Nga mượn đường sang Syria
Bộ Ngoại giao Bulgaria, một quốc gia thành viên NATO, ngày 8.9 cho biết nước này đã từ chối không cho máy bay Nga bay qua không phận vào cuối tuần trước do lo sợ Mosow vận chuyển thiết bị quân sự sang cho Syria.
Một máy bay vận tải quân sự Il-76 của Nga tại sân bay Damacus, thủ đô Syria - Ảnh: Reuters
"Những chiếc máy bay Nga được cho là chở hàng cứu trợ nhân đạo, nhưng chúng tôi có thông tin, mà chúng tôi có đủ lý do để tin, rằng hàng hóa thực sự không phải là loại được khai báo", AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bulgaria, bà Betina Zhoteva.
Bà Zhoteva cho biết thêm quyết định trên được đưa ra hồi cuối tuần trước, nhưng không nói rõ số lượng máy bay Nga muốn băng qua Bulgaria.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bulgaria cũng cho hay chính phủ nước này không hề chịu sức ép nào từ NATO trong việc từ chối mở cửa không phận. Tuy nhiên, động thái trên đến sau các bản tin ngày 7.9 cho biết Mỹ đã yêu cầu Hy Lạp, một thành viên khác của NATO, "cấm cửa" các chuyến bay của Nga chở hàng tiếp tế cho Syria.
Theo AFP, Washington lo ngại Moscow có thể đang gia tăng hỗ trợ quân sự cho chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Đây cũng là vấn đề mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nêu ra trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi cuối tuần qua.
Nga từng đề nghị Hy Lạp cho phép 2 máy bay Nga bay qua nước này trong khoảng thời gian từ ngày 1.9 đến ngày 24.9. Một quan chức ngoại giao Hy Lạp nói với AFP rằng Athen đang xem xét lời đề nghị trên và vẫn chưa có quyết định.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
5 vũ khí nguy hiểm nhất của NATO Tiêm kích F-16, lựu pháo tự hành PZH-2000, tàu ngầm Type-212 là ba trong những vũ khí đáng sợ của khối quân sự NATO. F-16 là tiêm kích chủ lực của NATO. Ảnh: National Interest Tiêm kích F-16 Tiêm kích F-16 hiện phục vụ trong quân đội nhiều quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Bỉ, Đan Mạch,...