Indonesia và Campuchia lên kế hoạch mua vắcxin phòng COVID-19
Indonesia đã chi khoản ngân sách để mua 3 triệu liều vắcxin của công ty công nghệ sinh học Sinovac; trong khi đã chuẩn bị để mua 1 triệu liều vắcxin phòng COVID-19 cung cấp miễn phí cho dân.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Tangerang, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 7/12, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết trong năm nay, chính phủ nước này chi gần 45 triệu USD để mua vắcxin phòng bệnh COVID-19.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Sri Mulyani Indrawati nêu rõ chính phủ đã chi khoản ngân sách trên để mua 3 triệu liều vắcxin của công ty công nghệ sinh học Sinovac và 100.000 liều vắcxin của công ty Cansino, đều của Trung Quốc.
Vào giai đoạn đầu, 1,2 triệu liều vắcxin của Sinovac đã được chuyển đến Indonesia trong ngày 7/12 và sẽ được sử dụng vào đầu năm 2021. Ở giai đoạn tiếp theo, 1,8 triệu liều vắcxin Sinovac sẽ được chuyển đến Indonesia trong tháng 1/2021.
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng chi khoảng 19,6 triệu USD để mua các vật tư y tế hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng vắcxin như ống tiêm, bông tẩm cồn và các hộp đựng an toàn.
Bên cạnh đó, nước này cũng dành khoảng 13,4 triệu USD mua các trang thiết bị lưu trữ và bảo quản vắcxin như tủ lạnh, thiết bị theo dõi nhiệt độ, đồ bảo hộ cá nhân… Tham gia chương trình tiêm chủng vắcxin này có 10.134 trung tâm y tế cộng đồng và 2.877 bệnh viện.
Video đang HOT
Cùng ngày, Ngoại trưởng Indonesia Retno LP Marsudi cho biết quốc gia này đã nộp đơn lên COVAX – hệ thống phân phối vắcxin COVID-19 quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng dẫn dắt.
Phát biểu họp báo, Ngoại trưởng Retno cho hay ngoài các nỗ lực song phương để bảo đảm cung ứng vắcxin, Bộ Ngoại giao Indonesia cùng Bộ Y tế và Bộ Tài chính “đã liên hệ với Geneva” để mua vắcxin qua kênh đa phương.
Bà Retno nói rõ: “Một số quy trình hành chính và chuẩn bị kỹ thuật cần được thực hiện, đặc biệt là về phía Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Một trong số đó là gửi yêu cầu vắcxin lên COVAX . Việc nộp đơn đã được thực hiện ngày 7/12 theo đúng thời hạn.”
Người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia cho hay còn một số bước cần thực hiện trước cuối năm 2020, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng vắcxin cung cấp thông qua sáng kiến đa phương này có thể được chuyển giao cho Jakarta theo từng giai đoạn trong năm 2021.
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại trung tâm thương mại ở Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: THX/TTXVN)
Cùng ngày, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thông báo ông đã yêu cầu Bộ Y tế và Bộ Kinh tế-Tài chính nước này chuẩn bị ngân sách để mua 1 triệu liều vắcxin phòng COVID-19 cung cấp miễn phí cho nhân dân.
Thủ tướng Hun Sen khẳng định: “Hiện một số nước đã sản xuất và sẽ bán cho các nước khác. Tôi khuyến nghị Bộ Y tế thảo luận với các đối tác phát triển, đặc biệt là Tổ chức Y tế Thế giới, để cân nhắc chọn mua vắcxin của nước nào.”
Nhà lãnh đạo Campuchia cho biết thêm ông đã chỉ đạo Bộ Kinh tế-Tài chính chuẩn bị ngân sách mua 1 triệu liều vắcxin trong giai đoạn một để tiêm phòng cho những người làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.
Thủ tướng Hun Sen cho biết hai bộ trên sẽ tìm kiếm thêm sự hỗ trợ để đảm bảo toàn bộ người dân Campuchia được tiêm phòng vắcxin phòng COVID-19. Trong giai đoạn tiếp theo, Campuchia có thể mua từ 2-3 triệu liều vắcxin.
Tối 7/12, theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, số ca lây nhiễm COVID-19 cộng đồng tại Campuchia đã tăng lên 33 người. Bệnh nhân mới nhất là một sinh viên 22 tuổi, người đã mua sắm tại cửa hàng Zando hôm 27/11, sau đó có phản ứng dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Tính đến tối 7/12, Campuchia đã phát hiện 349 ca mắc COVID-19. Mặc dù dịch bệnh COVID-19 tại nước này đang diễn biến phức tạp và nhiều ngày qua liên tục có các ca lây nhiễm cộng đồng, Thủ tướng Hun Sen ngày 6/12 một lần nữa khẳng định nước này sẽ không tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan tới những diễn biến phức tạp hiện nay của dịch COVID-19.
Hơn 10 tỷ USD được rót vào các quỹ nghiên cứu vắcxin phòng COVID-19
Chủ tịch EC cho biết kể từ ngày 4/5, chính phủ các nước, các thiết chế, các quỹ từ thiện và các "mạnh thường quân" đã ủng hộ 9,5 tỷ euro (10,43 tỷ USD) cho các quỹ nghiên cứu vắcxin phòng COVID-19.
Vắcxin phòng COVID-19 được nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Novavax ở Rockville, Maryland, Mỹ ngày 20/3/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hoạt động gây quỹ cho công tác nghiên cứu và phát triển vắcxin phòng chống dịch COVID-19 trên quy mô toàn cầu do Ủy ban châu Âu (EC) khởi xướng từ ngày 4/5 đã thu được kết quả ngoài mong đợi.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen ngày 26/5 thông báo số tiền 9,5 tỷ euro (10,43 tỷ USD) đã được quyên góp từ hoạt động gây quỹ ủng hộ phát triển vắcxin phòng chống dịch COVID-19 trên toàn thế giới, vốn được EC khởi xướng từ ngày 4/5 cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngành công nghiệp dược và các quỹ từ thiện trên thế giới.
Bà von der Leyen đã vui mừng chia sẻ trên tài khoản Twitter cá nhân: "Kể từ ngày 4/5, chính phủ các nước, các thiết chế, các quỹ từ thiện và các 'mạnh thường quân' đã ủng hộ 9,5 tỷ euro cho công tác đấu tranh chống lại virus SARS-CoV-2. Một thế giới có tinh thần đoàn kết cao!"
Cũng theo bà Von der Leyen, đây là một thành công lớn của công cuộc gây quỹ nhằm đối phó với đại dịch COVID-19.
Theo thống kê của trang worldometers.info, đến 8 giờ sáng 27/5, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới là 5.678.046 người, trong đó có 351.667 ca tử vong.
Mỹ vẫn là nước ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất, với 1.725.148 trường hợp nhiễm, trong đó có 100.579 ca tử vong.
Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các nước cũng ghi nhận 2.428.132 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm xuống còn 53.101 và 2.845.246 ca đang điều trị tích cực.
Xu thế dịch "hạ nhiệt" tiếp tục diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới, xét cả về số ca tử vong và số ca dương tính mới với virus SARS-CoV-2./.
Australia xây dựng lộ trình mở cửa biên giới Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Chính phủ Australia đang xây dựng lộ trình mở cửa biên giới và khôi phục hoạt động du lịch quốc tế, với điều kiện tiên quyết là người nhập cảnh phải có giấy xác nhận đã tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19, nếu không sẽ phải thực hiện cách ly 2 tuần hoặc đồng ý tiêm chủng tại...