Indonesia tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Tổng thống Indonesia tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về sức khỏe cộng đồng do Covid-19 và thông báo biện pháp hỗ trợ người thu nhập thấp.
“Chúng tôi quyết định áp đặt các hạn chế xã hội quy mô lớn theo Luật số 6 năm 2018 về kiểm dịch y tế. Chúng tôi cũng ban hành quy định của chính phủ về các hạn chế xã hội cũng như sắc lệnh Tổng thống về tình trạng khẩn cấp”, Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay cho biết, khi tuyên bố Covid-19 là tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Tổng thống Indonesia kêu gọi các lãnh đạo địa phương và khu vực tuân theo quy định hiện hành và không ban hành các hạn chế riêng với người dân nhằm ngăn Covid-19 lan rộng. Widodo cho biết ông đã ra lệnh cho Cảnh sát Quốc gia thực thi hợp pháp các hạn chế này, song không giải thích các biện pháp mà cảnh sát có thể thực hiện.
Ông cũng công bố các biện pháp hỗ trợ người dân thu nhập thấp chịu ảnh hưởng của các hạn chế, bao gồm mở rộng phúc lợi xã hội, hỗ trợ lương thực, giảm giá điện và miễn thuế.
Video đang HOT
Lính cứu hỏa Indonesia phun khử trùng đường phố thủ đô Jakarta hôm 28/3. Ảnh: AFP.
Indonesia là vùng dịch Covid-19 lớn thứ tư Đông Nam Á với hơn 1.400 ca nhiễm, nhưng là nước ghi nhận số người tử vong cao nhất với 122 ca. Tỷ lệ tử vong tại Indonesia là 8,6%, cao hơn mức trung bình 4,8% toàn cầu, theo số liệu trên Worldmeter. Nhiều chuyên gia lo ngại hệ thống y tế Indonesia có nguy cơ “sụp đổ” do thiếu giường bệnh, nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc đặc biệt nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng.
Thủ đô Jakarta của Indonesia là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 698 ca nhiễm, tương đương 49% ca nhiễm cả nước, và 74 ca tử vong. Jakarta trước đó đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài đến 19/4 nhằm ứng phó sự lây lan của Covid-19, ra lệnh đóng cửa tất cả rạp chiếu phim, ngừng các hoạt động giải trí công cộng. Ngoài Jakarta, Đông Java cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19.
Giới chức Indonesia chuẩn bị phóng thích trước thời hạn khoảng 30.000 tù nhân để ngăn dịch bệnh bùng phát trong các cơ sở giam giữ. Một số quan chức và chuyên gia tin rằng ca nhiễm thực sự ở Indonesia cao hơn số liệu được công bố do nước này chưa xét nghiệm diện rộng.
Huyền Lê
Nước biển dâng đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu người
Indonesia, Philippines và nhiều quốc gia ven biển ở châu Á đang phải đối đầu tình trạng nước biển dâng, cuộc sống của hàng trăm triệu người bị đe dọa.
Nhà thờ ở làng Sitio Pariahan nay thường xuyên trong tình trạng ngập lụt Ảnh: Getty
Ngư dân người Indonesia Miskan nói trước đây ở vùng biển Java này anh đánh bắt được nhiều tôm cá nhưng những năm gần đây đã giảm đi nhiều. Thu nhập ít ỏi của anh lại càng thêm teo tóp vì phải vay mượn thêm để cải tạo nhà cửa nhằm chống chọi các con sóng lớn càng ngày càng vào sâu trong đất liền.
Miskan, 44 tuổi, cùng dân làng phải vật lộn với tình trạng lụt lội do nước biển dâng mà nguyên nhân là các hành vi hủy hoại môi trường của con người cũng như tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu. ây là nguy cơ đối với hàng triệu người Indonesia sống ven biển của đảo Java.
Hiện tượng lụt lội ở Tambaklorok ở tỉnh Trung Java nay ở mức tồi tệ đến mức có lúc gia đình Miskan phải ra vào nhà bằng cửa sổ vì cửa chính đã bị bịt lại bằng các bao đất cát để ngăn nước biển vào nhà. "Thật khó tiết kiệm được tiền khi anh là ngư dân", Miskan nói với Reuters. Anh phải vay hàng xóm 7,2 triệu rupiah (500 USD) thuê người đổ đất chặn sóng biển.
Indonesia, quốc gia với hàng ngàn hòn đảo có 81.000km bờ biển, trở nên rất dễ bị tổn thương trước tình trạng biến đổi khí hậu, tương tự láng giềng Philippines. Indonesia là quê hương của hơn 1/5 diện tích rừng đước của thế giới, là hàng rào tự nhiên chống lại các đợt thủy triều lớn. Nhưng trong nhiều năm, các cộng đồng dân cư sống ven biển đã phá rừng đước lấy chỗ nuôi cá, nuôi tôm và trồng lúa.
Chính phủ đã làm việc với các tổ chức môi trường nhằm khôi phục lại rừng đước, xây đê biển, tái định cư các làng mạc bị đe dọa. Nhưng nhiều người dân, hầu hết là ngư dân nghèo, hoặc miễn cưỡng rời bỏ nhà cửa hoặc đơn giản là chẳng biết đi đâu trên đảo Java, nơi đã có 140 triệu dân sinh sống. Không chỉ các vùng ven biển khác, ngay cả thủ đô Jakarta cũng chịu trận trước nạn lụt do nước biển dâng, khi 2/5 diện tích nằm dưới mực nước biển. Và đây là một phần lý do Tổng thống Joko Widodo hồi tháng 8 công bố kế hoạch 33 tỷ USD chuyển thủ đô từ đảo Java về đảo Borneo.
ANH MINH
Theo TPO
Chuyên gia : Mô hình 'tiểu ASEAN' hay giải pháp tránh bị đẩy ra 'ngoài lề' ASEAN không nên đối đầu hay loại bỏ Trung Quốc mà cần phải kiểm soát sự vươn lên của cường quốc này theo hướng có lợi cho khu vực. ASEAN cần đề phòng mối đe dọa Trung Quốc nhưng cũng phải "công nhận vai trò của Trung Quốc trong khu vực". (Nguồn: Nhận định trên của học giả người Philippines Richard Heydarian, giảng...