Indonesia từ chối đề xuất đầu tư 100 triệu USD của Apple
Indonesia đã từ chối đề xuất đầu tư 100 triệu USD của Apple nhằm dỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 vì cho rằng “táo khuyết” không đáp ứng căn bản các yêu cầu của chính phủ.
Biểu tượng của Apple ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tháng trước, Indonesia đã cấm tiếp thị và bán sản phẩm iPhone 16 do Apple không đáp ứng các quy định đầu tư của địa phương, trong đó có việc phải đảm tỷ lệ nội địa hóa 40%, nhằm khuyến khích đầu tư từ các công ty công nghệ lớn. Sau lệnh cấm, Apple đã đề nghị tăng khoản đầu tư vào Indonesia thêm 100 triệu USD để đổi lấy việc được chính quyền sở tại dỡ bỏ lệnh cấm bán dòng điện thoại mới.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố ngày 25/11, Bộ trưởng Công nghiệp Agus Gumiwang Kartasasmita vẫn cho rằng Apple không đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ Indonesia, nhất là khi so sánh với các khoản đầu tư của chính “gã khổng lồ công nghệ” này ở các quốc gia khác. “Hiện tại, Apple vẫn chưa đầu tư vào các cơ sở sản xuất hoặc nhà máy tại Indonesia”, ông nói.
Cũng theo lời Bộ trưởng Kartasasmita, Bộ Công nghiệp đã hối thúc “trái táo cắn dở” thành lập ngay một cơ sở sản xuất hoặc nhà máy tại Indonesia “dựa trên các nguyên tắc công bằng” để không phải nộp đề xuất chương trình đầu tư sau mỗi 3 năm.
Trên thực tế, tuy cấm bán iPhone 16 nhưng Indonesia vẫn cho phép mang dòng điện thoại mới này vào trong nước nếu không thuộc diện mua bán thương mại. Chính phủ nước này ước tính đã có khoảng 9.000 chiếc được mang vào trong nước theo cách trên.
Ngoài iPhone 16, Indonesia cũng cấm bán điện thoại Google Pixel vì không đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa nói trên và hiện cũng đã có 22.000 chiếc điện thoại loại này được đưa vào Indonesia theo đường phi thương mại.
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
Biểu tượng Apple. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn của Bộ Febri Hendri Antoni Arif cho biết, kế hoạch đầu tư đã tăng gấp 10 lần so với kế hoạch phát triển nhà máy sản xuất linh kiện và phụ kiện ban đầu trị giá 158 tỷ rupiah (ttương đương 10 triệu USD) của Apple ở Bandung.
Ông Febri nói rằng, đại diện công ty Apple đã trao đổi về kế hoạch đầu tư ở Indonesia và mong muốn nhận được hỗ trợ từ chính phủ. Trong khi đó, Bộ Công nghiệp Indonesia yêu cầu Apple tuân thủ cam kết đầu tư khoảng 18,9 triệu USD để phát triển dây chuyền sản xuất ở Indonesia (TKDN).
Theo ông Febri, năm 2023, Apple đã đạt lợi nhuận 30.000 tỷ rupiah (1,8 tỷ USD) từ việc bán sản phẩm tại Indonesia. Việc giành một khoản đầu tư hỗ trợ hệ thống sản xuất nội địa ở Indonesia là phù hợp.
Trước đây, Apple đã cam kết đầu tư vào Indonesia thông qua đổi mới bằng cách thành lập Học viện Apple thứ tư tại Indonesia, với giá trị đầu tư là 1.710 tỷ rupiah. Do đó, Apple cần đầu tư thêm vào Indonesia như đã cam kết.
Chính sách phát triển TKDN nhằm mục đích mang lại sự công bằng cho các ngành công nghệ khác đã thành lập cơ sở sản xuất ở Indonesia. Trước đó, đại diện Apple đã trao đổi với Bộ Công nghiệp về lệnh cấm phân phối iPhone 16 ở Indonesia. Quốc gia này hy vọng tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ thực hiện đúng theo những cam kết về thỏa thuận TKDN để mang lại hợp tác có lợi cho các bên.
Indonesia cấm bán điện thoại thông minh của Google Ngày 31/10, Bộ Công nghiệp Indonesia thông báo cấm bán điện thoại thông minh Google Pixel do hãng Google thuộc tập đoàn Alphabet (Mỹ) sản xuất, do không đáp ứng các quy định yêu cầu sử dụng linh kiện sản xuất trong nước. Quyết định trên được đưa ra vài ngày sau khi nước này cấm bán điện thoại iPhone 16 của tập...