Indonesia trợ giá xăng dầu: “Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn…”
Chuyên gia kinh tế Rangga Cipta cho rằng trợ cấp giá nhiên liệu chính là một nguyên nhân lớn gây ra mất cân bằng thương mại và gây tổn hại nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của quốc gia vạn đảo.
(Ảnh minh họa)
Theo bài viết trên tờ Jakarta Post số ra mới đây, chuyên gia kinh tế Rangga Cipta cho rằng trợ cấp giá nhiên liệu chính là một nguyên nhân lớn gây ra mất cân bằng thương mại và gây tổn hại nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của quốc gia vạn đảo.
Theo ông Rangga Cipta, với thực trạng tiêu thụ nhiên liệu ngày càng tăng, Indonesia – quốc gia trợ cấp nhiên liệu lớn thứ ba trên thế giới sau Saudi Arabia và Iran, một lần nữa buộc phải xem lại chính sách trợ cấp nhiên liệu được đưa ra từ năm 1967.
Tác giả cho rằng chính sách trợ cấp nhiên liệu sai lầm không chỉ là nguyên nhân gây bất ổn tài chính mà còn dẫn đến sự mất cân bằng thương mại mãn tính. Chính sự mất cân bằng thương mại toàn cầu đã gây rắc rối cho các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực châu Âu…
Trợ giá khiến cho gia xăng dầu trong nước thấp hơn nhiều lần so với mặt bằng giá chung của thế giới khiến tiêu thụ nhiên liệu vượt mức cho phép là không thể tránh khỏi. Trong khi chính phủ phải đáp ứng được nhu cầu nhiên liệu, nền kinh tế đồng thời phải đón nhận rủi ro từ cú sốc tiền tệ và giá dầu.
Thực tế, Indonesia là nước nhập khẩu ròng dầu mỏ kể từ năm 2002, làm tăng rủi ro về mất cân bằng tài chính và thương mại. Chính phủ có thể dễ dàng tăng thuế, giảm chi tiêu công để bù đắp thâm hụt tài chính nhưng chính sách này sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, gây tổn thương đến tăng trưởng.
Video đang HOT
Ngoài ra, mỗi một đồng rupiah dành cho trợ cấp nhiên liệu được chi tiêu, cơ hội để đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn và chi tiêu giáo dục giảm xuống. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Indonesia xếp hạng 44 về dịch vụ hậu cần năm 2007 và tụt xuống hạng 53 trong số 160 quốc gia hiện nay.
Cơ sở hạ tầng yếu kém khiến nền kinh tế có chi phí cao, gây tốn kém cho các nhà sản xuất trong khi cơ hội tận dụng nguồn nhân lực chất lượng với năng suất cao hơn cũng sẽ bị bỏ lỡ nếu ngân sách dành cho trợ cấp nhiên liệu liên tục tăng.
Hiện nay, tỷ lệ nhập học ở bậc trung học phổ thông của Indonesia chỉ đạt 77% dân số trong khi tỷ lệ này ở bậc đại học chỉ đạt 23%. Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi quốc gia “vạn đảo” chỉ xếp hạng 121 trong số 185 quốc gia về chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc vào năm 2013.
Tác giả nói rằng để đối phó với các vấn đề tài chính, các nhà hoạch định chính sách có thể tăng mức trần nợ công trong khi phải hy sinh một số chỉ tiêu khác vì mỗi khoản nợ phát sinh sẽ đẩy chi phí đi vay cao hơn.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị phần hàng hóa xuất của Indonesia vẫn dừng ở mức 0,8-1% trong 64 năm qua, trong khi với tầng lớp trung lưu rất lớn, nhu cầu tiêu dùng nội địa mạnh đang biến quốc đảo trở thành thị trường tiềm năng cho các đối tác thương mại.
Thực tế này cho thấy câu chuyện mất cân bằng thương mại toàn cầu trở nên rõ ràng hơn khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các đối tác thương mại chính của Indonesia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc với sự can thiệp của chính phủ đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần thương mại toàn cầu.
Hầu hết chính phủ các nước này hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chi phí vay vốn, chi phí lao động thấp hơn nhiều so mức bình thường để giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh sản phầm nhằm dễ dàng phân phối trên thị trường toàn cầu.
Nhật Bản hiện là một trong những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Indonesia, cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhật Bản đã hỗ trợ Ngân hàng Indonesia (BI) thông qua cơ chế hoán đổi tiền tệ lên tới 48 tỷ USD.
Không phải ngẫu nhiên khi tất cả các quốc gia trên trở thành đối tác nhập hàng hóa của Indonesia, với nguồn nguyên liệu dồi dào, Indonesia tăng cường xuất khẩu bù đắp thâm hụt thương mại, đặc biệt là trong giai đoạn giá các mặt hàng chiến lược cao, tuy nhiên sự bùng nổ hàng hóa giữa năm 2011 bắt đầu để lộ ra những tác động thực sự của vấn đề mất cân bằng thương mại. Nguyên liệu thô hiện chiếm khoảng 50% số hàng xuất khẩu của Indonesia trong khi đồng rupiah đang tăng giá khiến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu giảm xuống.
Để hỗ trợ xuất khẩu, BI đang tăng dự trữ ngoại tệ, ngăn đồng nội tệ quá mạnh, bơm thanh khoản không cần thiết vào nền kinh tế tạo ra những bất ổn mới.
Tác giả kết luận rằng trợ cấp nhiên liệu là nguyên nhân lớn gây ra sự mất cân bằng thương mại của Indonesia với các đối tác thương mại. Tái cân bằng nền kinh tế là cái đích cuối cùng và chắc chắn sẽ mang lại thách thức lớn cho tất cả các nước liên quan đến mất cân bằng thương mại toàn cầu.
Theo Infonet
Mỹ kêu gọi thế giới chung tay ủng hộ, cứu giúp Ukraine
Bộ trưởng ngân khố Mỹ, Jacob Lew vừa kêu gọi các nước trên thế giới hãy chung tay cứu giúp cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ông Lew đã nói với quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) rằng, tình hình tài chính khó ở Ukriane cần rất nhiều quốc gia chung tay giúp đỡ, bên cạnh số tiền trợ cấp 1 tỉ USD dưới dạng tiền vay bảo đảm của Mỹ.
Bộ trưởng tài chính Mỹ cho rằng, Ukraine cần sự giúp đỡ của cả thế giới để vực dậy nền kinh tế
Lời kêu gọi này đến sau khi thủ tướng tạm quyền Ukraine đưa ra nhiều quyền lợi hơn cho miền đông, nơi những người biểu tình thân Nga vẫn đang chiếm đóng các toà nhà chính phủ.
Trong khi đó, Washington cũng đã tuyên bố một lệnh trừng phạt thứ 3 nhắm vào cá nhân có liên quan đến vụ sáp nhập Crimea vào Nga.
Bộ trưởng tài chính Mỹ thông báo rằng, họ đã đóng băng các tài sản của một quan chức Ukraine ở Mỹ, một công ty năng lượng trụ sở ở Crimea và 6 lãnh đạo Crimea, bao gồm cả chủ tịch quốc hội và thị trưởng thành phố Sevastopol.
Ông Lew cho biết, Mỹ đang giúp đỡ chương trình của IMF qua các gói cứu trợ bổ sung, bao gồm 1 tỉ USD tiền bảo đảm nợ và những hỗ trợ về kĩ thuật khác. IMF đã tuyên bố thông qua gói cứu trợ trị giá 18 tỉ USD vào tháng trước, để trợ giúp nền kinh tế Ukraine. Trước đó, Mỹ và châu Âu cũng hứa sẽ gửi cho nước này số tiền tổng cộng 27 tỉ USD.
Đổi lại, IMF đã yêu cầu chính quyền Ukraine phải cắt giảm chi tiêu chính phủ cùng gia tăng thuế. Thêm vào đó, chính phủ phải xử tận gốc nạn tham nhũng và dừng ngay việc ngân hàng trung ương trợ giá đồng nội tệ.
Ngoài ra, Ukraine cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị Nga cắt nguồn cung khí đốt, sau khi chậm trả nợ 2,2 tỉ USD.
Theo ANTD
Nga chấm dứt trợ giá khí đốt cho Ukraine Mối quan hệ ngoại giao giữa Matxcova và Kiev ngày càng trở nên căng thẳng khi Nga tuyên bố tăng giá bán khí đốt cho Ukraine lên 500 USD/1.000 m3. Trả lời tờ Izvestia, Chủ tịch Hiệp hội Khí đốt Nga, ông Pavel Zavalny cho biết từ ngày 1/4, Ukraine sẽ phải mua khí đốt của Nga với mức giá từ 360 -...