Indonesia tổ chức kỷ niệm trực tuyến ngày ra đời học thuyết Pancasila
Hôm 1/6 tại cung điện nhà nước, Indonesia tổ chức lễ kỷ niệm trực tuyến 75 năm ngày ra đời học thuyết Pancasila.
Học thuyết Pancasila được coi là nền tảng và nguyên tắc hoạt động của quốc gia vạn đảo.
Indonesia tổ chức kỷ niệm trực tuyến ngày ra đời học thuyết Pancasila.Ảnh: MetroTV.
Tham dự buổi lễ trên có Tổng thống, Phó Tổng thống Indonesia, các Bộ trưởng và quan chức nước này.
Video đang HOT
Lễ kỷ niệm Pancasila được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia Indonesia TVRI. Tại lễ kỷ niệm, các quan chức tham dự trực tuyến từ đơn vị của mình và đeo khẩu trang do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong diễn văn phát biểu, Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo nhấn mạnh: “Chúng ta tổ chức lễ kỷ niệm giữa đại dịch để kiểm tra sức mạnh chiến đấu của quốc gia, kiểm tra tính kỉ luật, sự tuân thủ và sự hy sinh của người dân cũng như kiểm tra sự bình tĩnh trong thực hiện các chính sách một cách nhanh chóng và chính xác. Trước những thử thách này, chúng ta cần biết ơn rằng Pancasila luôn là nền tảng để dẫn dắt chúng ta chúng ta, thúc đẩy sự đoàn kết để vượt qua mọi thử thách, thúc đẩy ý thức quan tâm chia sẻ với nhau, tăng cường tình anh em và hợp tác để giảm bớt gánh nặng cho người dân cả nước và phát huy sức mạnh đất nước.”
Tổng thống Indonesia cũng lưu ý những thách thức do dịch Covid-19 đem lại là không dễ dàng và thậm chí có thể kéo dài trong vài năm tới, đòi hỏi sự đấu tranh và làm việc chăm chỉ của toàn đất nước.
Theo Tổng thống Joko Widodo, Indonesia không đơn độc khi có 215 quốc gia trên thế giới cũng ở trong tình trạng tương tự và tất cả đang đấu tranh để chiến thắng trong việc kiểm soát virus và phục hồi kinh tế. Indonesia cần không ngừng sáng tạo, đổi mới để tạo ra cơ hội giữa những khó khăn. Tổng thống quốc gia vạn đảo yêu cầu người đứng đầu từ trung ương đến địa phương “sát cánh với người dân đang vật lộn với đại dịch, phục vụ, hỗ trợ người dân bất kể chủng tộc hay tôn giáo, bảo vệ dòng máu Indonesia” như tinh thần của Pancasila.
Đây là lần đầu tiên lễ kỷ niệm ngày ra đời học thuyết Pancasila được tổ chức dưới dạng hội nghị trực tuyến trên sóng truyền hình và qua phần mềm trực tuyến để người dân trên toàn đất nước có thể cùng tham dự. Học thuyết Pancasila của Indonesia ra đời ngày 1/6/1945 là sáng kiến của Tổng thống đầu tiên Soekarno bao gồm năm nguyên tắc không tách rời và có liên hệ với nhau. Đó là niềm tin vào một đấng toàn năng duy nhất, Nhân loại công bằng, văn minh, Quốc gia Indonesia thống nhất, Dân chủ và Công bằng xã hội cho tất cả mọi người.
Toà hiến pháp Indonesia triệu tập Tổng thống Jokowi ra phiên điều trần
Tổng thống và Chủ tịch Hạ viện Indonesia tới phiên điều trần liên quan đến sắc lệnh Tổng thống số 01 năm 2020 về việc xử lí đại dịch Covid-19.
Toà hiến pháp Indonesia ngày hôm qua (18/5) đã ra giấy triệu tập Tổng thống và Chủ tịch Hạ viện nước này tới phiên điều trần liên quan đến sắc lệnh Tổng thống số 01 năm 2020 về việc xử lí đại dịch Covid-19.
Phiên điều trần sẽ diễn ra ngày 20/5/2020 để nghe giải trình của Tổng thống Indonesia, người ban hành Quy định số 01 năm 2020 của chính phủ thay thế các điều luật (Perppu) hay còn gọi là sắc lệnh số 01 năm 2020 về Chính sách tài chính quốc gia và sự ổn định hệ thống tài chính để xử lí đại dịch Covid-19 vào ngày 31/3/2020 và giải trình của Chủ tịch Hạ viện Indonesia, ông Puan Maharani người đã thông qua sắc lệnh này tại phiên toàn thể vào ngày 12/5/2020.
Toà hiến pháp Indonesia triệu tập Tổng thống Jokowi ra phiên điều trần (Ảnh: Kabar24)
Điều phối viên Hiệp hội cộng đồng chống tham nhũng Indonesia (MAKI), ông Boyamin Saiman cho biết, những người nộp đơn yêu cầu Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch Hạ viện Puan không được vắng mặt tại phiên điều trần và phải giải thích về việc tại sao phải ban hành Quy định chính phủ thay thế cho các điều luật, trong đó có việc miễn trừ tuyệt đối cho các quan chức tài chính tại điều số 27.
Theo giấy triệu tập của Toà hiến pháp, trong trường hợp Tổng thống không thể có mặt, thì Bộ trưởng Luật pháp và Nhân quyền Indonesia cùng Bộ trưởng Tài chính phải giải trình thay thế.
Nhóm hoạt động chống tham nhũng bao gồm Hiệp hội cộng đồng chống tham nhũng Indonesia (MAKI), Nhà hoạt động chính trị Đảng ủy nhiệm Quốc gia (PAN) và các nhà hoạt động khác cho rằng, điều 27 của Sắc lệnh trên trên vi phạm Hiến pháp Indonesia năm 1945 và một số đạo luật hiện hành, bao gồm Luật năm 2003 về tài chính nhà nước và Luật năm 2006 của Cơ quan Kiểm toán Tối cao. Là nguyên đơn, MAKI đã chuẩn bị 4 chuyên gia về pháp lý và hai chuyên gia về kinh tế và tài chính tới phiên điều trần.
Điều phối viên MAKI nhấn mạnh, tổ chức này không phản đối việc ban hành các quy định giúp người dân đối phó với đại dịch, song hiệp hội của ông phản đối quyền miễn trừ cho các quan chức bị bắt quả tang chiếm dụng tiền nhà nước như đã nêu trong điều 27 của sắc lệnh.
Quy định số 01 năm 2020 của chính phủ Indonesia thay thế các điều luật cho phép chính phủ nâng thâm hụt ngân sách nhà nước vượt mức giới hạn pháp lý là 3% GDP và thiết lập ngân sách chi tiêu và bổ sung trị giá 405,1 nghìn tỷ Rupiah để đối phó với đại dịch Covid-19, đồng thời bảo vệ các quan chức liên quan khỏi tất cả các hành động pháp lý./.
Indonesia hoãn dời đô vì Covid-19 Indonesia hoãn thực hiện dự án di dời thủ đô trị giá 33 tỷ USD để tập trung nguồn lực đối phó Covid-19. Chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo năm ngoái công bố kế hoạch trị giá 33 tỷ USD nhằm dời thủ đô hành chính đến tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo vào năm 2024 nhằm giảm gánh nặng cho Jakarta,...