Indonesia tìm khoản vay để mua 4 khẩu đội tên lửa phòng không
Một ngân hàng châu Âu vừa cho biết, Indonesia đang tìm kiếm một khoản vay ngoại tệ, để chi cho hợp đồng mua 4 khẩu đội tên lửa phòng không của tập đoàn Thales, trị giá hơn 100 triệu bảng (167 triệu USD).
Theo giám đốc điều hành ngân hàng này, Bộ Tài chính Indonesia đang nỗ lực tìm kiếm một “khoản tín dụng tài chính quốc tế” để tài trợ cho một hợp đồng đặt mua một hệ thống tên lửa và radar cơ động ForceSHIELD, do Anh và Pháp chế tạo.
Theo đó, các ngân hàng thương mại có thể nhận được một yêu cầu đề xuất trong tháng 3 hoặc tháng 4, cho phép Bộ Tài chính Indonesia lựa chọn những điều khoản cho vay cạnh tranh nhất để đi đến ký kết hợp đồng mua hệ thống vũ khí này ngay trong năm nay.
Khoản vay mới nhất này cho phép 4 khẩu đội tên lửa của Lục quân Indonesia được trang bị bằng tên lửa STARstreak, sau khi các cuộc đàm phán đạt được thỏa thuận vào mùa hè năm ngoái.
Hệ thống tên lửa phòng không STARstreak của tập đoàn Thales
Đơn đặt mua 4 khẩu đội tên lửa này của Indonesia, được công bố từ tháng 1-2014, là đơn hàng tiếp theo sau một hợp đồng mua một khẩu đội tên lửa đã ký với hãng Thales vào năm 2011. Thỏa thuận này được thanh toán bằng USD từ một khoản vay của Đức. Tuy nhiên, theo vị giám đốc điều hành trên, hợp đồng này vẫn chưa được thanh toán.
Thỏa thuận mua 4 khẩu đội tên lửa phòng không này cũng sẽ được thanh toán bằng USD, và một đơn đề nghị đã được Bộ quốc phòng Indonessia gửi tới khoảng 10 ngân hàng, cả trong nước và quốc tế, vào năm 2013.
Video đang HOT
Cả Anh và Pháp đều cho biết sẽ cân nhắc thỏa thuận này. Theo đó, Cục bảo lãnh tín dụng xuất khẩu thuộc Bộ Tài chính Anh và Ngân hàng Coface, do Bộ Tài chính Pháp ủng hộ, sẽ đánh giá rủi ro của Indonesia, đặc biệt là mức nợ quốc gia của nước này.
Theo ANTD
Vệt dầu nghi vấn đã loang rộng ra gấp 4 lần, màu nhạt đi
Hai máy bay của Việt Nam phát hiện vệt dầu màu vàng nhạt, đã loang rộng ra khoảng 80km, lệch một chút về hướng Tây so với vị trí phát hiện ban đầu
Tiếp tục phát hiện vệt dầu nghi vấn
Thông tin trực tiếp từ Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam, đến 11h sáng nay (9-3) đã có 6 quốc gia tham gia tìm kiếm máy bay bị mất tích gồm Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và Mỹ. Tổng cộng đã có 13 tàu bay và 29 tàu biển tham gia tìm kiếm ở khu vực được cho là máy bay mất tích, và các lực lượng vẫn tiếp tục tăng cường.
Về phía Việt Nam, cũng trong sáng ngày 9-3, 3 máy bay AN-26 đều đã tiếp tục cất cánh, và mở rộng phạm vi tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 xuống phía Nam của đảo Thổ Chu. Nhằm đảm bảo an ninh, an toàn bay và tính hiệu quả cho các máy bay tham gia tìm kiếm trong không phận của mình, Việt Nam cũng đã thiết lập một trung tâm điều hành riêng.
Tàu Hải quân Việt Nam lên đường tìm kiếm, cứu nạn (Ảnh: Tiền phong)
Đại tá Hoàng Viết Quang, Phó Cục trưởng Cục tác chiến, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng cho biết, lúc 9h25 sáng 9-3, 2 máy bay của Việt Nam bay ở độ cao 1.500m tiếp tục phát hiện dải dầu dài khoảng 80km, lệch sang phía Tây so với vị trí phát hiện hôm qua, ở 7 độ 27 phút, và 102 độ 5 phút, màu vàng của vệt dầu cũng nhạt hơn. Trong ngày hôm nay thủy phi cơ tuần thám biển sẽ tiếp tục ra kiểm soát, đánh giá tình hình. Lực lượng hải quân cũng sẽ điều thêm tàu.
"Chúng ta đã nhận được thư của Trung Quốc, Mỹ đề nghị hỗ trợ tìm kiếm. Mối quan tâm lớn nhất hiện nay là làm sao xác định được vị trí máy bay mất tích, để có thể tìm kiếm cứu hộ một cách nhanh nhất.Vì hiện ở vùng biển này đang có lực lượng đa quốc gia tham gia, việc phối hợp các lực lượng sao cho vừa nhịp nhàng vừa có kết quả tốt nhất nên cần tập trung cao nhất ứng phó thông tin".
Liệu cơ trưởng có bị ép tắt thiết bị liên lạc?
Ông Đinh Đức Tuấn, thanh tra giám sát bay của Cục Hàng không Việt Nam (ông cũng là cơ trưởng loại máy bay Boeing 777) cho rằng, khi một chiếc máy bay đột ngột mất tích, thì có nhiều nguyên nhân liên quan như thời tiết, con người và cả yếu tố kỹ thuật. Tuy nhiên ở trường hợp này, ông Tuấn loại bỏ nguyên nhân do thời tiết. Lý do vào thời điểm máy bay của Malaysia mất tích thời tiết toàn khu vực rất tốt, hơn nữa máy bay Boeing 777-200 được chế tạo để có thể bay an toàn trong thời tiết rất phức tạp như giông, bão.
Vị trí cuối cùng của chiếc máy bay trước khi mất tích trên radar (Ảnh: Flightradar)
Về yếu tố kỹ thuật, ông Tuấn cũng đưa ra một số trường hợp như: Máy bay bị hở buồng kín. Song, trong trường hợp này, để máy bay hạ xuống độ cao xuống 10.000 feet cũng mất khoảng 5 phút. Tất cả các phi công đã được huấn luyện để xử lý trong tình huống này, sau khi xử lý xong, phi công vẫn còn hơn 4 phút để liên lạc. Nhưng ở đây, phi công không có bất kỳ liên lạc hay thông báo nào.
Máy bay "chết" hai động cơ cùng một lúc. Tuy nhiên với điều kiện thời tiết tốt, máy bay vẫn có thể lướt được như tàu lượn trong 20 phút với tốc độ 200 dặm/giờ, thừa thời gian cho tổ lái liên lạc về. Buồng lái có thể bị cháy, nhưng rất khó xảy ra. Cũng không có núi lửa phun trào tại khu vực để ảnh hưởng đến chiếc máy bay.
Điểm đáng ngờ nhất, theo vị cơ trưởng này là: "Cùng một lúc máy bay mất cả liên lạc vô tuyến và tín hiệu radar, trong khi Boeing 777-200 có đến 4-5 loại hình liên lạc vì vậy rất khó xảy ra tình huống mất liên lạc với loại máy bay này. Chỉ có trường hợp bật về chế độ "stand by" mới mất tất cả tín hiệu. Song, trường hợp này chỉ xảy ra khi phi công bị ép buộc hoặc cố tình làm như vậy".
Siết chặt an ninh hàng không trong nước
Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho hay, đã chính thức triển khai áp dụng các biện pháp đảm bảo an ninh cấp độ 1 trong khai thác bay. Theo đó áp dụng một loạt các biện pháp an toàn an ninh ở cấp độ cao nhất với mạng bay Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố mặt đất, sân bay, cửa ngõ. "Chúng ta đã có kinh nghiệm kiểm soát an ninh với tất cả hành khách đi và đến xuất phát từ Việt Nam, nhưng những chuyến bay quá cảnh thì cần phải có biện pháp đặt biệt", ông Minh nói.
Bộ chỉ huy tìm kiếm cứu nạn họp bàn phương án phối hợp, triển khai lực lượng
tới khu vực máy bay gặp nạn (Ảnh: Ngân Tuyền)
Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm đảm bảo an toàn hàng không: "Các đơn vị phải tập trung công tác soi chiếu, kiểm soát. Các sân bay và đài chỉ huy ở Cà Mau, Phú Quốc cần sẵn sàng vì hôm nay máy bay các nước sẽ vào rất đông, kể cả Mỹ và Trung Quốc. Tổng số sẽ có hơn 10 chiếc máy bay quần thảo trong khu vực, chưa kể tàu thủy, mật độ dày đặc. Đề nghị quản lý bay tiếp tục vai trò là đơn vị chủ trì điều hành, chỉ huy kể cả với các máy bay nước ngoài".
Theo ANTD
Khám phá FREMM - Tàu hộ vệ mạnh nhất thế giới Hải quân Pháp hôm 25/02 đã công bố, tàu hộ vệ FREMM đầu tiên lớp Aquitaine có khả năng chống ngầm đã hoàn thành khả năng tác chiến ban đầu, sắp tới nó sẽ được đưa vào phục vụ chính thức. Phát ngôn viên của hải quân Pháp tuyên bố, sau khi việc thử nghiệm kết thúc, tàu hộ vệ Aquitaine sẽ làm...