Indonesia thúc đẩy việc công bố COVID-19 là bệnh đặc hữu
Bộ trưởng Y tế Indonesia có kế hoạch gặp Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus vào cuối tháng này để thảo luận về việc chuyển sang trạng thái coi COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Khách du lịch tại Bali, Indonesia, ngày 25/1/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin có kế hoạch gặp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus vào cuối tháng này để thảo luận về việc chuyển sang trạng thái coi COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Một thành viên Nhóm khảo sát huyết thanh thuộc Bộ Y tế, ông Iwan Ariawan khẳng định rằng theo kết quả đánh giá dịch tễ học, Indonesia có thể thu hồi Nghị định số 11/2020 của Tổng thống về tình trạng khẩn cấp y tế công cộng do COVID-19.
Video đang HOT
Ông Iwan cho biết: “Quy định ở Indonesia chưa bao giờ tuyên bố COVID-19 là đại dịch mà chỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Quy định này hiện vẫn có hiệu lực, mặc dù chính sách hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) đã được hủy bỏ.”
Tuy nhiên, theo ông, chính phủ phải xem xét tác động của việc bãi bỏ nghị định trên đối với các khía cạnh khác, chẳng hạn như nền kinh tế và trách nhiệm hỗ trợ phục hồi từ COVID-19, dù rằng các nhà dịch tễ học đã nhận định nghị định có thể được bãi bỏ.
Ông Iwan giải thích: “Khi COVID-19 được tuyên bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, chính quyền trung ương phải chịu trách nhiệm xử lý và tài trợ để giảm thiểu COVID-19. Tuy nhiên, khi nghị định được bãi bỏ, đây sẽ là trách nhiệm của chính quyền huyện/thành phố.”
Ông Iwan cho biết tình trạng COVID-19 là đại dịch hay bệnh đặc hữu đều do chính phủ quyết định. Vì vậy, điều quan trọng là mỗi quốc gia phải thảo luận vấn đề này với WHO trước khi tiến hành.
Trước đó, Chính phủ Indonesia đã tham vấn với một số quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ vốn cũng đang có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trong năm 2023.
Ngày 17/3, Tổng giám đốc WHO cũng bày tỏ hy vọng dịch COVID-19 sẽ kết thúc trong năm nay.
G20 đặt mục tiêu huy động 1,5 tỷ USD cho quỹ ứng phó các đại dịch toàn cầu
Ngày 17/6, Indonesia - nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) - cho biết các nước này đặt mục tiêu trong năm nay sẽ huy động được 1,5 tỷ USD cho quỹ ứng phó các đại dịch toàn cầu trong tương lai.
Các nhà lãnh đạo G20 trong một hội nghị hồi tháng 10/2021 Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với giới truyền thông, Bộ trưởng Y tế Indonesia - ông Budi Gunadi Sadikin thông báo đến nay Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Indonesia, Singapore và Đức đã cam kết tài trợ khoảng 1,1 tỷ USD cho quỹ này. Ông hy vọng G20 có thể đạt mục tiêu 1,5 tỷ USD vào cuối năm 2022 và dự kiến huy động thêm số tiền tương tự vào năm 2023.
Trước đó, các thành viên G20 đã đạt được đồng thuận về nguyên tắc trong việc thành lập quỹ trị giá hàng tỷ USD nhằm tài trợ kinh phí cho các hoạt động giám sát, nghiên cứu, tiếp cận vaccine tại các quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình, cũng như các quốc gia khác.
Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 3/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính kinh phí cho việc chuẩn bị phòng ngừa đại dịch mỗi năm thiếu hụt 10,5 tỷ USD.
Bộ trưởng Budi Gunadi Sadikin cho biết WHO sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong việc xác định quốc gia nào cần được hỗ trợ từ quỹ trên. Ông cũng cho biết cấu trúc của quỹ có thể sẽ được thành lập trong một vài tháng tới.
Các quan chức y tế G20 dự kiến sẽ bắt đầu thảo luận về mức độ đóng góp của các quốc gia khác như Nhật Bản và Anh vào quỹ này tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế G20 tại Indonesia vào tuần tới.
WHO cảnh báo virus đậu mùa khỉ có thể đã âm thầm lây lan Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 1/6 cảnh báo virus đậu mùa khỉ có khả năng đã lây lan mà không bị phát hiện, viện dẫn hàng trăm ca đậu mùa khỉ đã được ghi nhận tại nhiều nước không thuộc châu Phi - nơi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu. Bàn tay của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ....