Indonesia thúc đẩy ‘phủ sóng’ ẩm thực toàn thế giới
Nỗ lực mở 4.000 nhà hàng Indonesia ở nước ngoài là nỗ lực của “quốc gia vạn đảo: nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực, nâng cao giá trị xuất khẩu các gia vị truyền thống.
Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno (bên trái) cho biết nước này sẽ hướng đến việc mở 4.000 nhà hàng ở nước ngoài vào năm tới.
Ngày 5/2, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno cho biết, nước này sẽ hướng đến việc mở 4.000 nhà hàng Indonesia ở nước ngoài vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, nhằm mục đích quảng bá văn hóa ẩm thực của quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới này.
Bộ trưởng Sandiaga Uno chỉ rõ, mục tiêu mở 4.000 nhà hàng Indonesia ở nước ngoài là một phần của chương trình Indonesia Spice Up the World. Việc mở các nhà hàng có thể góp phần vào tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho đất nước.
Để triển khai chiến lược này, Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo sẽ hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nhân trong nước mở rộng hoạt động kinh doanh ẩm thực ra nước ngoài và đẩy nhanh hợp tác với các bên liên quan như các cơ quan đại diện khác nhau của Indonesia ở nước ngoài để nhanh chóng thực hiện việc mở các nhà hàng.
Ngoài ra, chương trình Indonesia Spice Up the World cũng nhằm mục đích nâng cao giá trị xuất khẩu các loại gia vị nổi tiếng của nước này như hạt tiêu, gừng và hạt cau lên 2 tỷ USD.
Video đang HOT
Các mặt hàng gia vị truyền thống của Indonesia được phổ biến khá rộng rãi thông qua việc sản xuất một số loại gia vị dùng sẵn cho một số mặt hàng thực phẩm nổi tiếng như rendang (thịt đỏ có vị cay), cơm chiên, sa tế và súp.
Một loại cây trồng nhiều ở miền Nam có sản phẩm đứng thứ 3 thế giới về giá trị xuất khẩu, là cây gì?
Năm 2021, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng.
Cao su Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ ba toàn cầu về trị giá xuất khẩu và đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Xuất khẩu cao su đứng thứ 3 toàn cầu, Trung Quốc, Mỹ mua nhiều nhất
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, Trung Quốc, Mỹ mua nhiều nhất.
Với vị trí thứ ba toàn cầu về trị giá xuất khẩu, cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Mỹ...
Ngoài Trung Quốc, xuất khẩu cao su sang Mỹ có xu hướng tăng mạnh. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Mỹ đạt 39.050 tấn, trị giá 65,85 triệu USD, tăng 63,7% về lượng và tăng 98,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.686 USD/tấn, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Với vị trí thứ ba toàn cầu về trị giá xuất khẩu, cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Mỹ... Ảnh: I.T
Trong đó, chủng loại cao su Latex được xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ, chiếm 35% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Mỹ trong 11 tháng năm 2021, với 13.670 tấn, trị giá 16,83 triệu USD, tăng 116,4% về lượng và tăng 160,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su sang Mỹ trong 11 tháng năm 2021 hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, kinh tế Mỹ đang dần hồi phục sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu cao su của Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục tăng cho tới năm 2023, nhờ nhu cầu của các sản phẩm từ cao su tăng.
"Dự báo xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục khả quan trong năm 2022" - Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, 11 tháng năm 2021, Mỹ nhập khẩu 1,79 triệu tấn cao su, trị giá 3,72 tỷ USD, tăng 22,8% về lượng và tăng 46,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Mỹ.
Nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc, Mỹ, giá cao su còn tăng
Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, tuần đầu tháng 01/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước tăng trở lại theo xu hướng của thị trường thế giới.
Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 293-333 đồng/ độ mủ, tăng 10 đồng/độ mủ so với cuối năm 2021.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 318-322 đồng/độ mủ.
Dự kiến trong tháng 01/2022, giá mủ cao su trong nước sẽ dao động quanh mức 290-335 đồng/ độ mủ.
Trong khi đó, trong đầu tháng 1/2022, giá cao su tại châu Á tăng nhẹ. Tuy nhiên, doanh số bán ô tô chậm và tâm lý lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 đang tăng trên thế giới đã hạn chế đà tăng.
Giá cao su tại Trung Quốc tăng do tồn kho giảm và nhập khẩu bị trì hoãn, tuy nhiên đà tăng bị hạn chế bởi nhu cầu yếu và hoạt động tại các nhà máy lốp xe dự kiến giảm trước đợt nghỉ Tết Nguyên đán.
Xuất khẩu vượt khó, xác lập "đỉnh" mới Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của dịch COVID-19, song giá trị xuất khẩu (XK) hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa năm 2021 vẫn đạt mức tăng trưởng đáng ghi nhận và xác lập "đỉnh" mới. Giá trị XK hàng hóa đã minh chứng cho nỗ lực vượt khó và sự trưởng thành vượt bậc về năng lực thích...