Indonesia thúc đẩy đối thoại giải quyết bế tắc ở Myanmar
Ngày 24/2, Indonesia thông báo đang đối thoại với các bên liên quan tại Myanmar nhằm góp phần tháo gỡ thế bế tắc chính trị ở quốc gia Đông Nam Á này.
Thông tin trên trên được đưa ra trong bối cảnh trước đó một ngày một tài liệu bị rò rỉ từ Chính phủ Myanmar cho thấy Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi sẽ tới Myanmar trong ngày 25/2.
Binh sĩ gác tại một điểm kiểm soát ở Mandalay, Myanmar, ngày 2/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu diễn ra, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một phái viên nước ngoài kể từ thời điểm quân đội Myanmar nắm chính quyền hôm 1/2 sau khi bắt giữ Tổng thống Win Myint, Cố vấn Nhà nước San Suu Kyi cùng nhiều quan chức cấp cao khác thuộc đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm. Tuy nhiên, theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết Ngoại trưởng Marsudi đã hoãn chuyến thăm dự kiến tới Myanmar sau khi xem xét tình hình hiện tại và tham khảo ý kiến của một số nước thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Video đang HOT
Trong cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah cho biết Ngoại trưởng Marsudi vẫn để ngỏ khả năng tới Myanmar nhằm tìm kiếm giải pháp ở cấp độ khu vực. Ông nhấn mạnh Indonesia cam kết đóng góp và giữ liên lạc với tất cả các bên liên quan. Ngoài ra, Indonesia cũng sẽ tiếp tục tham vấn các nước ASEAN về diễn biến liên quan đến tình hình Myanmar.
Cũng theo ông Faizasyah, Ngoại trưởng Retno Marsudi đã cố gắng tham vấn những người đồng cấp từ các nước thành viên ASEAN nhằm tập hợp quan điểm về cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar. Các cuộc gặp của bà Marsudi với những người đồng cấp ASEAN đã diễn ra sau cuộc gặp gần đây của Tổng thống Joko Widodo với Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin tại Jakarta hồi vào đầu tháng 2.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 23/2, Ngoại trưởng Marsudi đã bày tỏ quan ngại về tình hình Myanmar, khẳng định an ninh và thịnh vượng của người dân nước này là ưu tiên hàng đầu. Dó đó, bà kêu gọi các bên tại Myanmar kiềm chế tối đa, quá trình chuyển giao dân chủ toàn diện cần phải dựa trên nguyện vọng của người dân.
Ngoại trưởng Indonesia sắp thăm Myanmar
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi dự kiến đến Myanmar vào ngày 25/2 trong chuyến thăm đầu tiên của một quan chức nước ngoài kể từ sau đảo chính.
Theo văn bản từ Bộ Giao thông Indonesia do Reuters thu thập và xác minh, Ngoại trưởng Marsudi sẽ đến thủ đô Naypyidaw của Myanmar trong sáng 25/2 rồi rời đi vài giờ sau đó.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết bà đang ở Thái Lan và có thể tới thăm những nước khác trong khu vực, nhưng không xác nhận điều gì. Trước đó, người phát ngôn này cho hay một cuộc bầu cử mới tại Myanmar không phải quan điểm của Indonesia.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Jakarta hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters .
Ngoại trưởng Retno hôm qua bày tỏ quan ngại về tình hình Myanmar sau vụ quân đội bắt cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi hồi đầu tháng, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế tối đa nhằm "tránh đổ máu". "Quá trình chuyển đổi dân chủ cần được tiến hành theo ý nguyện của người dân Myanmar", bà nói.
Các nguồn tin cho hay Indonesia đã đề xuất kế hoạch cử quan sát viên ASEAN đến Myanmar, nhằm bảo đảm chính quyền quân sự tổ chức một cuộc bầu cử mới công bằng và toàn diện. Thông tin này khiến một số người biểu tình tại Myanmar tức giận, bởi họ đang yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Suu Kyi và công nhận kết quả cuộc bầu cử tháng 11/2020 mà đảng của bà đã chiến thắng, bất chấp cáo buộc gian lận từ phía quân đội.
Một số người cũng bày tỏ hoài nghi về chuyến thăm Myanmar của Retno. Liên minh Quốc gia Tương lai, một nhóm các nhà hoạt động tại Myanmar, đánh giá động thái này từ phía Ngoại trưởng Indonesia "sẽ đồng nghĩa với việc công nhận chính quyền quân sự". "Chúng tôi kịch liệt phản đối và lên án Indonesia vì cử một phái viên chính phủ đến Myanmar gặp gỡ những kẻ đảo chính", tuyên bố của nhóm này có đoạn.
Trong khi đó, quân đội Myanmar tuyên bố hành động của họ không phải đảo chính, bởi cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được chính phủ giải quyết, đồng thời cam kết trao lại quyền lực cho bên chiến thắng sau khi cuộc bầu cử mới được tổ chức.
Thống tướng Min Aung Hlaing, người đang nắm quyền tại Myanmar, hôm qua còn kêu gọi nỗ lực vực dậy nền kinh tế ốm yếu giữa lúc phương Tây gia tăng biện pháp trừng phạt lên Myanmar, sau khi quân đội sử dụng nhiều biện pháp cứng rắn nhằm kiểm soát làn sóng biểu tình ủng hộ bà Suu Kyi.
Quân đội đã cáo buộc người biểu tình kích động bạo lực, nhưng báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc Tom Andrews cho hay việc hàng triệu người xuống đường biểu tình hôm 22/2 cho thấy họ đã sẵn sàng đương đầu với các mối đe dọa.
Quân đội Myanmar cử đại diện đến Thái Lan bàn khủng hoảng Ngoại trưởng do quân đội Myanmar bổ nhiệm tới Thái Lan hôm nay, trong bối cảnh các nước láng giềng tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng nước này. Nguồn tin chính phủ Thái Lan cho biết "ngoại trưởng" Wunna Maung Lwin đến đàm phán về các nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi...