Indonesia thử nghiệm giai đoạn hai vaccine ngừa COVID-19
Indonesia vừa khởi động các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai đối với loại vaccine ngừa COVID-19 mang tên Nusantara tại bệnh viện Kariadi thuộc thành phố Semarang, tỉnh Trung Java.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Bandung, Indonesia, ngày 3/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Vaccine Nusantara là một sản phẩm do nhóm nghiên cứu thuộc công ty dược phẩm PT. Rama Emerald Multi Sukses (Rama Pharma) của Indonesia, hãng dược AIVITA Biomedical của Mỹ và Khoa Y thuộc Đại học Diponegoro cùng bào chế.
Nhà khoa học Yetty Movieta Nency – một thành viên của nhóm nghiên cứu – cho biết các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đã được tiến hành sau khi hoàn tất giai đoạn 1 vào cuối tháng 1/2021 với kết quả tốt và không gây bất cứ vấn đề nào nghiêm trọng đối với 27 tình nguyện viên.
Theo bà Yetty, mục đích thử nghiệm giai đoạn 2 nhằm xác định hiệu quả của vaccine đối với 180 tình nguyện viên. Tiếp đó, các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 sẽ được xúc tiến với sự tham gia của 1.600 tình nguyện viên nhằm xác định liều lượng vaccine.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 16/2, phát biểu khi cùng đoàn nghị sĩ thuộc Quốc hội Indonesia thăm bệnh viện Kariadi, cựu Bộ trưởng Y tế Terawan Putranto cho biết vaccine Nusantara được “cá thể hóa” và có hiệu quả đối với mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến những người trên 60 tuổi bị mắc các bệnh nền.
Ngoài Nusantara, Indonesia cũng đang nghiên cứu và phát triển vaccine “Merah dan Putih” (Đỏ và Trắng) với sự tham gia của Viện Sinh học phân tử Eijkman, cùng hai công ty dược phẩm PT Kalbe Farma và PT Biofarma. Người đứng đầu Viện Eijkman – Giáo sư Amin Soebandrio bày tỏ hy vọng có thể chuyển “hạt giống” vaccine cho Biofarma vào đầu tháng 3 tới để tiếp tục các cuộc thử nghiệm tiền lâm sàng, lâm sàng giai đoạn một, hai và ba trên 4.000 – 5.000 tình nguyện viên.
Trong khi đó, ngày 17/2, Giám đốc công ty Biofarma – ông Honesti Basyir khẳng định rằng nếu mọi việc suôn sẻ, vaccine “Merah dan Putih” sẽ hoàn tất các cuộc thử nghiệm lâm sàng vào đầu năm 2022 để bắt đầu đưa vào sản xuất trong quý III cùng năm.
Số ca mắc COVID-19 ở vùng England giảm hơn 75%
Số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở vùng England thuộc Anh đã giảm hơn 75% kể từ tháng 1 vừa qua song tỷ lệ lây nhiễm vẫn ở mức cao.
Người dân di chuyển trên phố ở Bolton, phía Bắc vùng England. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu của một nghiên cứu do Đại học Hoàng gia London thực hiện và công bố ngày 18/2, số ca mắc COVID-19 tại vùng England và một số khu vực đã giảm đáng kể, trong đó có thủ đô London và vùng Đông Nam, nơi số người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 giảm 5 lần so với nghiên cứu hồi tháng 1.
Tuy nhiên, dựa trên kết quả xét nghiệm của gần 85.000 người trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 13/2, nghiên cứu cho biết tỷ lệ mắc COVID-19 vẫn ở mức cao khi cứ 200 người lại có 1 người có kết quả dương tính.
Tỷ lệ mắc bệnh cũng đã giảm ở mọi lứa tuổi, cho thấy xu hướng này là nhờ lệnh phong tỏa thay vì tác động của chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Nhóm ghi nhận số ca nhiễm cao nhất là những người trẻ tuổi từ 5 - 12 tuổi và 18 - 24 tuổi, với khoảng 1/110 người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Giáo sư Paul Elliott thuộc Đại học Hoàng gia London cho biết: "Những kết quả đáng khích lệ này cho thấy các biện pháp ngăn chặn đang phát huy hiệu quả trong việc làm giảm các ca mắc. Sự sụt giảm số mắc ở mọi lứa tuổi và ở hầu hết các vùng trên toàn quốc phần nào mang lại sự an tâm". Tuy nhiên, ông cũng lưu ý mặc dù đây là tín hiệu tốt, song mọi người dân cần phải nỗ lực để phòng tránh lây nhiễm bằng cách tuân thủ các biện pháp được thiết kế để bảo vệ mỗi cá nhân và hệ thống y tế của đất nước.
Theo các số liệu chính thức được công bố trước đó một ngày, nước Anh ghi nhận thêm 12.718 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.071.185 ca. Số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 738 ca lên 118.933 người.
Các số liệu mới nhất được công bố trong bối cảnh đã có gần 16 triệu người ở Anh được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên. Bộ trưởng phụ trách triển khai công tác tiêm chủng vaccine Nadhim Zahawi cho biết Chính phủ Anh sẽ "không nghỉ ngơi" cho đến khi vaccine được cung cấp cho tất cả những người ngoài 50 tuổi vào cuối tháng 4 tới.
Cùng ngày, một nghiên cứu của OpenSafely, do Đại học Oxford và Trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London điều hành, được công bố cho thấy mới chỉ có 55% người da màu trong độ tuổi 70 ở vùng England được tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong khi con số này ở người da trắng trong cùng độ tuổi là 86%.
Anh đã vượt qua hầu hết các quốc gia khác khi đã chủng ngừa ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 25% dân số. Tuy nhiên, những người da màu và gốc ở Nam Á lại miễn cưỡng tiêm chủng. Trong số những người gốc Nam Á, 73% người ở độ tuổi 70-79 đã được chủng ngừa trước ngày 11/2 vừa qua.
Các cuộc thăm dò gần đây đã chỉ ra rằng những người da màu, châu Á và các nhóm người thiểu số ở Anh tỏ ra lo ngại hơn về độ tin cậy của vaccine so với những người da trắng. Trong khi đó, các cố vấn chính phủ tin rằng các yếu tố kinh tế xã hội làm tăng nguy cơ tử vong do COVID-19 ở những nhóm người này.
Ông Simon Stevens, Giám đốc điều hành Cơ quan Dịch vụ Y tế ở vùng England cảnh báo sự miễn cưỡng này là một "mối quan ngại thực sự" và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn để vượt qua điều này. Trước thực trạng trên, những người da màu nổi tiếng đã hợp tác sản xuất một video nhằm khuyến khích mọi người tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Dự kiến, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ công bố "lộ trình" dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào ngày 22/2 tới. Kế hoạch này sẽ dựa trên "một cách tiếp cận thận trọng" để đảm bảo quá trình dỡ bỏ lệnh phong tỏa sẽ "không thể bị đảo ngược".
Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine ở các nước đang phát triển. Điều này gây tác động tiêu cực về nhân đạo và kinh tế, đặc biệt là ở các nước nghèo. Mỹ tới nay đã tiêm phòng Covid-19 cho khoảng 15% dân số nước này trong khi tỷ lệ này ở châu Âu...