Indonesia: Thủ đô Jakarta yêu cầu tất cả bệnh nhân COVID-19 cách ly tập trung
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, chính quyền thủ đô Jakarta sẽ ban hành một chính sách yêu cầu các bệnh nhân COVID-19 tại địa phương này phải được cách ly tại các trung tâm được chỉ định, bao gồm bệnh viện dã chiến tại Làng cựu vận động viên Kemayoran ở quận trung tâm Jakarta.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia ngày 18/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 2/9, Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cho biết, theo quy định mới nói trên, việc tự cách ly sẽ không còn là lựa chọn cho các bệnh nhân COVID-19, bất kể họ có triệu chứng nhiễm bệnh hay không.
Theo ông Anies, các bệnh nhân có triệu chứng trung bình hoặc nặng sẽ được yêu cầu đến bệnh viện kiểm tra, trong khi các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng sẽ được cách ly tại Làng cựu vận động viên Kemayoran. Thống đốc Anies cũng cho biết quy định mới này là phản ứng trước việc thiếu kỷ luật ở các cá nhân tự cách ly, vốn thường không tuân thủ các quy trình y tế hiện hành. Mặt khác, một số bệnh nhân tự cảm thấy không thể tự cách ly hiệu quả do ở chung nhà với các thành viên khác trong gia đình. Theo quy định đang được thành phố soạn thảo, những người tiếp xúc với các ca nhiễm bệnh cũng sẽ phải tự cách ly.
Với dân số khoảng 10 triệu người, Jakarta đang là vùng tâm dịch của cả nước với số lượng bệnh nhân COVID-19 nhập viện ngày càng tăng. Theo Lực lượng đặc nhiệm quốc gia chống COVID-19, tính đến ngày 31/8, tỷ lệ lấp đầy giường trong các phòng cách ly và khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Jakarta lần lượt đạt 69% và 77%. Người phát ngôn của lực lượng này, ông Wiku Adisasmito cho rằng tỷ lệ này là “không còn lý tưởng” và cần giảm xuống dưới 60% nhằm giảm gánh nặng cho các nhân viên y tế.
Jakarta hiện có 67 bệnh viện được chỉ định điều trị COVID-19 và 170 bệnh viện cung cấp dịch vụ cho các bệnh nhân COVID-19. Tính đến ngày 2/9, thành phố đã ghi nhận ít nhất 41.250 ca dương tính với COVID-19, trong đó có 1.219 ca tử vong và 3.341 bệnh nhân đang được điều trị tại các bệnh viện.
Hơn 780.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 22 triệu người nhiễm nCoV, hơn 780.000 người chết, nhiều nước tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm mới tăng đột biến.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 22.276.286 ca nhiễm và 782.962 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 246.811 và 6.339 ca sau 24 giờ, trong khi 15.023.082 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 5.652.064 ca nhiễm và 174.920 người chết, tăng lần lượt 42.405 và 1.294 ca so với một ngày trước đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính phủ liên bang sẽ cung cấp tới 125 triệu khẩu trang có thể tái sử dụng cho các học khu trên khắp Mỹ, đồng thời thúc giục các bang cho phép học sinh quay lại trường, bất chấp cảnh báo cần thận trọng của giới chức y tế. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết trẻ em nhiễm nCoV ít có triệu chứng nặng, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nhóm này vẫn có khả năng lây truyền virus.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thống đốc California Gavin Newsom thông báo hơn 96% trường ở California, bang chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 tại Mỹ, sẽ bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến.
Thống đốc New York Andrew Cuomo ngày 18/8 chỉ trích phản ứng của chính quyền Trump trước "virus châu Âu" nCoV khi phát biểu tại hội nghị quốc gia đảng Dân chủ. Ông cho rằng chính phủ hiện tại "không đủ năng lực" và "hỗn loạn", đồng thời gọi nCoV là "virus châu Âu".
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại Rome, Italy, ngày 18/8. Ảnh: Reuters.
Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong đã tăng lên 110.019 sau khi ghi nhận thêm 1.365 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 48.637 trong 24 giờ qua, lên 3.411.872.
Kết quả cuộc khảo sát được công bố hôm 15/8 trên tờ Folha de Sao Paulo cho thấy 47% người tham gia tin rằng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro không chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19 tại đất nước, trong khi 11% có quan điểm ngược lại, coi đây là lỗi của ông. Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 11-12/8 bằng cách gọi điện cho 2.065 người.
Mexico, nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh và là vùng dịch lớn thứ ba khu vực, báo cáo 525.733 ca nhiễm và 57.023 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 3.571 và 266 trường hợp. Giới chức Mexico cho biết nước này cần khoảng 200 triệu liều vaccine Covid-19 và có thể bắt đầu tiêm cho người dân từ tháng 4/2021.
Chile ghi nhận 388.855 ca nhiễm và 10.546 ca tử vong, tăng lần lượt 1.353 và 33 trường hợp so với hôm trước. Chile dỡ phong tỏa trung tâm thủ đô từ 17/8, sau khi đã dỡ phong tỏa ở các khu vực ngoại ô phía đông và phía nam hai tuần trước. Thị trưởng Santiago Felipe Alessandri khuyến cáo người dân vẫn nên ở trong nhà, đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thường xuyên rửa tay.
Người dân có thể rời khỏi nhà vào các ngày trong tuần mà không cần sự cho phép của cảnh sát như trước đây. Họ có thể tụ tập nhóm nhỏ, trong khi các doanh nghiệp có thể dần mở cửa trở lại.
Nam Phi, vùng dịch thứ năm thế giới, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi với 592.144 ca nhiễm và 12.264 ca tử vong, tăng lần lượt 2.258 và 282 ca.
Trung tâm tài chính Gauteng cùng hai tỉnh phát triển du lịch là Tây Cape và Đông Cape đã chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mạnh mẽ trong nhiều tháng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize tuần trước cho biết ba điểm nóng này đang dần hạ nhiệt trong những tuần gần đây, dù chưa rõ đỉnh dịch tại nước này đã qua hay chưa.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 132 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 15.875. Số ca nhiễm tăng thêm 4.748, lên 932.493. Tình hình dịch bệnh tại Nga dường như đã được kiểm soát, khi các số liệu có xu hướng giảm dần.
Bộ Y tế Nga cuối tuần qua thông báo quá trình sản xuất vaccine phòng chống nCoV do Viện Nghiên cứu Khoa học về Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya phát triển đã bắt đầu.
Giới chức Nga cho hay họ có khả năng sản xuất tới 500 triệu liều vaccine Sputnik V trong 12 tháng tới. Quy trình sản xuất dự kiến cũng được tiến hành ở nước ngoài và các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba sẽ sớm triển khai ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Arab Saudi và Philippines.
Anh báo cáo thêm 1.089 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 320.286, trong đó 41.381 người chết, tăng 12 trường hợp. Theo báo cáo của Viện Khoa học Y khoa Anh, trong trường hợp xấu nhất, làn sóng Covid-19 thứ hai có thể khiến 120.000 người chết từ tháng 9/2020 tới tháng 6/2021.
Các biện pháp hạn chế gần đây được tái áp đặt tại một số địa phương ở miền trung và miền bắc nước Anh cùng thành phố Aberdeen của Scotland, nơi những quán rượu và nhà hàng phải đóng cửa, trong khi lệnh hạn chế đi lại được gia hạn.
Tuy nhiên, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch, trẻ em Scotland đã trở lại trường học lần đầu tiên sau 5 tháng, trong bối cảnh các lãnh đạo khắp nước Anh đang cố gắng tái mở cửa ngành giáo dục. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông "rất ấn tượng" với sự chuẩn bị để ngăn chặn virus trong các lớp học
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, ghi nhận thêm 168 người chết, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 19.972. Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 2.385, lên tổng cộng 347.835 ca. Đây là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 tại Trung Đông, với những số liệu bị nghi ngờ về tính chính xác.
Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại Iran có xu hướng tăng trở lại từ cuối tháng 6. Chính quyền đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở những không gian công cộng kín, các tỉnh cũng được trao quyền để cân nhắc tái áp đặt các biện pháp giới hạn và phong tỏa.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 65.022 ca nhiễm và 1.098 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 2.766.626 và 53.023.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 11/8 kêu gọi các lãnh đạo địa phương tăng cường xét nghiệm và truy vết tiếp xúc, trong bối cảnh giới chuyên gia lo lắng hệ thống y tế vốn chịu nhiều gánh nặng không thể đối phó được đại dịch khi virus tràn lan trong cộng đồng.
Theo nhà chức trách thành phố Pune, phía nam Mumbai, nơi sinh sống của khoảng 3,5 triệu dân, kết quả xét nghiệm kháng thể tại 5 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 ở thành phố cho thấy 51,5% số người được khảo sát đã có kháng thể nCoV, cho thấy tỷ lệ lây lan của virus cao hơn so với báo cáo.
Trung Quốc chưa công bố số liệu.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 169.213 ca nhiễm và 2.687 ca tử vong, tăng lần lượt 4.836 và 6 ca. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua quyết định nới phong tỏa đối với thủ đô Manila và 4 vùng lân cận Laguna, Cavite, Rizal và Bulacan sau khi lệnh phong tỏa hai tuần để ngăn Covid-19 hết hiệu lực.
Philippines hôm 14/8 cấm nhập khẩu thịt gia cầm từ Brazil sau khi hai thành phố Trung Quốc phát hiện nCoV trên hàng đông lạnh, bao gồm cánh gà từ Brazil. Họ không cho biết lệnh này kéo dài bao lâu. Brazil chiếm khoảng 20% lượng thịt gia cầm nhập khẩu của Philippines.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 143.043 ca nhiễm, tăng 1.673 trường hợp so với hôm trước, trong đó 6.277 người chết, tăng 70 ca.
Thủ đô Jakarta kéo dài hạn chế xã hội đến 27/8, yêu cầu nhà hàng, nơi thờ tự và giao thông công cộng hoạt động với công suất hạn chế. Bali, một trong những trung tâm du lịch của Indonesia, đang lên kế hoạch đón du khách nước ngoài từ ngày 11/9.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 55.938 người nhiễm, tăng 100 ca, và 27 người chết vì nCoV. Singapore tuần trước hoàn tất xét nghiệm lao động nhập cư sống trong ký túc xá và đang tiến hành nới lỏng các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn.
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc phụ trách tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khẳng định ngăn chặn các ổ dịch lây lan trong cộng đồng là chìa khóa để đối phó Covid-19. "Một phần rất nhỏ dân số thế giới đã nhiễm nCoV và nó sẽ gây rất nhiều thiệt hại nếu không được kiểm soát", ông nói.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tình trạng các nước đặt lợi ích riêng lên trên hết trong việc đảm bảo nguồn cung vaccine Covid-19 khiến đại dịch tồi tệ hơn.
"Việc chia sẻ nguồn cung ứng hữu hạn một cách có chiến lược trên phạm vi toàn cầu thực sự là vì lợi ích của mỗi quốc gia. Không ai được an toàn cho đến khi tất cả an toàn", ông phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 18/8, kêu gọi chấm dứt "chủ nghĩa dân tộc vaccine".
Hơn 50 bác sĩ Indonesia tử vong trong cuộc chiến chống Covid-19 Tính đến thời điểm hiện tại, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia đã vượt quá 72.000 người, trong đó có hơn 3.400 trường hợp tử vong. Số liệu của Hiệp hội bác sĩ Indonesia cho thấy, tổng cộng có 52 bác sĩ đã hi sinh trong khi điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Gần đây nhất, hai chị em bác sĩ ở...