Indonesia thêm 171 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 18.171 ca
Ngày 9/12, Indonesia đã ghi nhận thêm 171 ca tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 – mức cao nhất từ trước tới nay, đưa tổng số người không qua khỏi lên 18.171 người.
Một địa điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Tangerang, Indonesia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cũng trong 24 giờ qua, nước này có thêm 6.058 trường hợp mắc COVID-19. Như vậy, tổng số người mắc COVID-19 tại Indonesia là 592.900 người, nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á. Indonesia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới tăng liên tục, chủ yếu do người dân thiếu nhận thức và vi phạm các quy định y tế.
Các khu chợ truyền thống ở Indonesia là một trong những nơi có nhiều trường hợp lây nhiễm. Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn thông tin từ Hiệp hội thương nhân chợ truyền thống Indonesia (IKAPPI) cho biết tổng cộng 1.762 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đã được phát hiện tại các chợ truyền thống trên khắp cả nước, trong đó 68 người đã tử vong.
Theo IKAPPI, tỉnh Trung Java và thủ đô Jakarta là hai địa phương có nhiều trường hợp dương tính nhất được phát hiện tại các chợ truyền thống, với số lượng lần lượt là 475 ca và 154 ca. Người đứng đầu bộ phận thông tin và truyền thông của IKAPPI, ông Reynaldi Sarijowan, cho biết tiểu thương các chợ truyền thống nằm trong số những người có nguy cơ mắc COVID-19 cao nhất.
Tại Trung Quốc, nước này đã tiến hành xét nghiệm COVID-19 đối với hơn 250.000 người dân sau khi nhiều ca nhiễm mới được phát hiện tại thành phố Thành Đô (Chengdu) ở miền Nam.
Ngày 7/12 vừa qua, một cặp vợ chồng cao tuổi ở Thành Đô đã có kết quả xét nghiệm mắc COVID-19, khiến nhà chức trách phải truy vết tiếp xúc và xét nghiệm các mẫu thức ăn. Giới chức y tế địa phương cho biết đã phát hiện virus SARS-CoV-2 trên thức ăn mà cặp vợ chồng này để trong tủ lạnh cũng như trên 1 chiếc thớt trong nhà.
Tính đến ngày 8/12, có 255.200 người dân ở Thành Đô đã được xét nghiệm, trong đó có 6 người được xác nhận mắc COVID-19 và 1 ca mắc không biểu hiện bệnh. Các trường học và mẫu giáo tại những nơi phát hiện ca bệnh đều phải đóng cửa, trong khi học sinh và giáo viên phải cách ly và xét nghiệm.
Trung Quốc – nước phát hiện ca bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên trên thế giới, hiện đã khống chế được sự lây lan của dịch bệnh trong nước.
Liên quan đến những ca bệnh xuất hiện gần đây, truyền thông Trung Quốc cho rằng đó là do virus SARS-CoV-2 có trên các thực phẩm đông lạnh hoặc hàng hóa nhập khẩu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng hiện chưa có bằng chứng cho thấy con người có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 từ thực phẩm hay thực phẩm đóng gói.
Video đang HOT
Hơn 35 triệu người đã nhiễm nCoV toàn cầu
Toàn cầu ghi nhận hơn một triệu người chết vì nCoV trong hơn 35,1 triệu người đã nhiễm, tình hình dịch vẫn phức tạp ở nhiều quốc gia.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 35.118.504 ca nhiễm và 1.037.457 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 322.516 và 5.207 ca sau 24 giờ, 26.106.956 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.599.107 ca nhiễm và 214.263 người chết, tăng lần lượt 47.186 và 741 ca so với một ngày trước đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/10 thông báo ông và vợ nhiễm nCoV. Tổng thống có triệu chứng nhẹ và đã đến bệnh viện quân y ở Maryland điều trị . Cụm dịch ở Nhà Trắng lan rộng khi phát hiện nhiều phóng viên làm việc tại đây nhiễm nCoV. Bill Stepien, giám đốc chiến dịch tranh cử của Trump, cùng nhiều quan chức Cộng hòa cũng được xác nhận dương tính với virus.
Sức sống mới đang dần trở lại thủ đô Washington, khi nhiều điểm tham quan nổi tiếng bắt đầu tái mở cửa sau 6 tháng ngừng hoạt động, dù các rạp chiếu phim vẫn đóng cửa và nhà hàng chỉ được hoạt động một nửa công suất. Những biện pháp hạn chế nhằm phòng chống nCoV khác nhau giữa các bang, thậm chí thay đổi theo hạt.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, hôm qua báo cáo thêm 75.479 ca nhiễm và 937 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 6.547.413 và 101.812.
Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ hôm 29/9 cho biết, một cuộc khảo sát quốc gia được thực hiện từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 cho thấy khoảng 63,78 triệu người Ấn Độ đã nhiễm Covid-19, cao hơn khoảng 10 lần số liệu được công bố. Có rất nhiều lý do cho điều này, nhưng chủ yếu do người dân không được xét nghiệm đầy đủ.
Ban đầu, Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành phố lớn bao gồm trung tâm tài chính Mumbai và thủ đô New Delhi, nhưng sau đó đã lây lan đến các vùng nông thôn, nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe còn nhiều yếu kém. Thủ tướng Narendra Modi tiếp tục kêu gọi mọi người tiếp tục đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Hyderabad, Ấn Độ, hôm 3/10. Ảnh: AP.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 556 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 145.987. Số người nhiễm nCoV tăng 24.602 trong 24 giờ qua, lên 4.906.833.
Giới chuyên gia Brazil nhận định các mô hình cho thấy nước này đã qua đỉnh dịch, nhưng vẫn cảnh báo tình hình có thể đột ngột xấu đi nếu chính quyền địa phương cho phép tái mở cửa kinh tế quá sớm, không siết chặt các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Nga báo cáo thêm 174 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 21.251. Số ca nhiễm tăng 9.859, lên 1.204.502. Nga đã nối lại đường bay quốc tế với một số nước từ tháng trước.
Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin hôm 29/9 quyết định kéo dài kỳ nghỉ của các trường học thêm một tuần để hạn chế virus lây lan, đồng thời khuyến cáo những người có bệnh mạn tính hoặc trên 65 tuổi nên ở nhà.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tháng trước cảnh báo cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 còn rất lâu mới tới hồi kết, đề nghị mọi người không được buông lỏng và mất cảnh giác.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 10 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 679.716 ca nhiễm và 16.938 ca tử vong, tăng lần lượt 1.883 và 29 ca.
Chính phủ Nam Phi mở biên với tất cả quốc gia châu Phi từ ngày 1/10, trong khi vẫn cấm du khách từ 50 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao, bao gồm Anh, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Pháp. Những người đi lại vì mục đích công việc, nhà ngoại giao, nhà đầu tư và người thi đấu thể thao từ các quốc gia rủi ro cao được phép nhập cảnh.
Tây Ban Nha, vùng dịch lớn nhất châu Âu, vẫn chưa cập nhật số liệu Covid-19 mới. Nước này hiện báo cáo 810.807 ca nhiễm và 32.086 ca tử vong do nCoV.
Thủ đô Madrid và 9 thành phố xung quanh từ 2/10 bắt đầu phong tỏa một phần trong 14 ngày. Người dân không được rời khỏi khu vực nếu không vì mục đích thiết yếu nhưng không bắt buộc phải ở nhà. Quán bar và nhà hàng phải đóng cửa từ 23h mỗi ngày, công viên và sân chơi bị đóng cửa, chỉ cho phép tụ tập tối đa 6 người.
Số ca nhiễm mới ở Pháp cũng tăng trở lại sau giai đoạn Covid-19 được kiềm chế. Nước này ghi nhận thêm 16.972 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 606.625 ca, trong đó 32.198 người chết, tăng 49 trường hợp.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran hôm 1/10 cho biết thủ đô Paris có nguy cơ bị áp lệnh phong tỏa lại vào tuần tới, khi tình hình Covid-19 ở đây được nhận định ngày càng tệ hơn.
Anh ghi nhận 480.017 ca nhiễm và 42.317 ca tử vong, tăng lần lượt 7.070 và 49 trường hợp.
Chính phủ Anh thông báo thắt chặt hơn các biện pháp giãn cách xã hội ở khu vực đông bắc đất nước từ hôm nay, nhằm ứng phó với tỷ lệ nhiễm nCoV cao và ngày càng tăng tại đây.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 26.746 người chết, tăng 179, trong khi tổng số ca nhiễm là 468.119, tăng 3.523. Số ca nhiễm nCoV đã gia tăng ở gần như toàn bộ 31 tỉnh của Iran.
Các trường học, thư viện, nhà thờ Hồi giáo và các cơ sở công cộng khác ở thủ đô Tehran bắt đầu đóng cửa trong một tuần từ ngày 3/10 để ngăn các ca nhiễm ngày càng tăng cao.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 319.330 ca nhiễm và 5.678 ca tử vong, tăng lần lượt 2.674 và 62 ca.
Philippines áp các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila và khu vực xung quanh đến ngày 31/10. Các thành viên nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ cho biết họ không thể lơ là, mặc dù muốn thúc đẩy nền kinh tế.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 299.506 ca nhiễm, tăng 4.007 so với hôm trước, trong đó 11.055 người chết, tăng 83 ca.
Thủ đô Jakarta nối lại các biện pháp giãn cách xã hội trên quy mô lớn từ hôm 14/9, có hiệu lực trong hai tuần, do tình trạng số ca nhiễm mới tăng vọt. Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cho biết điều này là cần thiết nhằm ngăn hệ thống y tế sụp đổ. Bất kỳ ai dương tính nCoV, bao gồm cả những người không có triệu chứng, vẫn bị cách ly bắt buộc tại cơ sở của chính quyền.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 27 người chết và 57.800 người nhiễm, tăng 6 ca. Phần lớn các ca nhiễm mới vẫn là người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá.
Singapore sẽ thí điểm chương trình thẻ thông hành cho các lãnh đạo doanh nghiệp cần đi công tác thường xuyên, khi họ tiếp tục nới lỏng một số hạn chế liên quan đến Covid-19. Chính phủ cho biết số lượng thẻ sẽ bị giới hạn trong giai đoạn đầu.
Phát ngôn viên WHO Margaret Harris hôm 30/9 thừa nhận việc hơn một triệu người chết vì nCoV trên toàn cầu là "một cột mốc vô cùng đáng buồn", thêm rằng nhiều nạn nhân đã phải ra đi một cách "khó khăn và cô đơn" trong khi gia đình họ không thể nói lời từ biệt. Tuy nhiên, bà Harris chỉ ra "điều tích cực" về đại dịch là nó "có thể ngăn chặn được, không phải bệnh cúm".
Lũ lụt và lở đất tại Italy, Indonesia khiến nhiều người mất tích Giới chức Italy ngày 3/10 cho biết 1 nhân viên cứu hộ đã thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ và ít nhất 11 người khác bị mất tích khi một cơn bão quét qua khu vực miền Bắc nước này trong đêm 2, rạng sáng 3/10. Ảnh minh họa: AFP 11 người mất tích ở khu vực Piedmont, miền Bắc Italy. Toàn...