Indonesia thất thu vì du lịch, người Bali tìm kế sinh nhai bền vững hơn
Đại dịch Covid-19 khiến những người dân Bali rơi vào cảnh thất nghiệp, buộc họ phải tìm hướng đi bền vững hơn, trở về với nghề nuôi trồng rong biển truyền thống để lo cho gia đình.
Hơn một nửa nền kinh tế của Bali, Indonesia phụ thuộc trực tiếp vào du lịch và hầu hết người dân đều tham gia vào các hoạt động liên quan đến du lịch, như vận chuyển khách, cung cấp thực phẩm cho khách sạn, nhà hàng…Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến những người dân Bali rơi vào cảnh thất nghiệp, buộc họ phải tìm hướng đi bền vững hơn, trở về với nghề nuôi trồng rong biển truyền thống để lo cho gia đình.
Du lịch Indonesia thất thu vì Covid-19.
Với dân số 4,4 triệu và diện tích gấp 8 lần kích thước của Singapore, Bali được mệnh danh là thiên đường du lịch, với những bãi biển tuyệt đẹp, ruộng lúa bậc thang và thời tiết lý tưởng. Trong năm 2019, Bali có tới hơn 6 triệu du khách từ nước ngoài và 10 triệu người từ trong nước tới du lịch,đóng góp 116 nghìn tỷ rupiah cho nền kinh tế Indonesia. Tuy nhiên, các hạn chế du lịch do đại dịch Covid-19 đã đánh sập ngành công nghiệp không khói của Bali.
Video đang HOT
Theo dữ liệu chính thức của Hội đồng Du lịch Bali, trong tháng 9 vừa qua, gần như không có du khách quốc tế nào tới du lịch tại hòn đảo này, trong khi hầu hết các nhà hàng và quán bar ở đây vẫn đóng cửa. Điều này đã khiến nhiều người dân ở Bali trước đây vốn có thu nhập phụ thuộc nhiều vào ngành du lịch, nay phải quay trở lại với nghề nuôi trồng rong biển truyền thống.
Ông Gede Darma Putra, 43 tuổi, trước là một huấn luyện viên lặn cho khách du lịch, cho biết: “Tôi cảm thấy rất buồn vì đã mất việc. Bây giờ, chúng tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Dù muốn hay không vàđứng trước hoàn cảnh như hiện nay, chúng tôi phải tự nỗ lực để làm lại từ đầu. Tôi lạc quan mình vẫn có thể tồn tại với nghề nuôi trồng rong biển. Nhưng khi du lịch trở lại, tôi sẽ quay lại làm việc trong ngành du lịch, nhưng vợ tôi vẫn sẽ tiếp tục với nghề trồng rong biển”.
Mặc dù nhiều người dân Bali mong muốn hoạt động du lịch sớm quay trở lại, nhất là khi việc nuôi trồng rong biển được cho là khó khăn hơn và mang lại ít lợi nhuận hơn nhiều so với ngành du lịch, với thu nhập trung bình mỗi tháng chỉ khoảng gần 400 USD. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương cũng có sự nhìn nhận khác về các ngành nghề truyền thống. Đối với họ đây là một hướng đi bền vững, thay vì người dân quá phụ thuộc vào ngành du lịch bấp bênh như hiện nay. Ông Donny Nagasan, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp biển Indonesia cho biết: “Rong biển là một trong những mặt hàng đang được khuyến khích, nhất là ở châu Âu. Hiện nay, các thành viên trong Hiệp hội đang nỗ lực lập kế hoạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường châu Âu và một số thị trường quốc tế khác, qua đó giúp các nhà sản xuất rong biển trong nước có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn”.
Hiện nay, Indonesia là quốc gia sản xuất rong biển lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, nhưng sản lượng rong biển của Bali chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong sản lượng chung của cả nước, do ngành công nghiệp này ở Bali đã mất dần đi kể từ năm 2010, khi du lịch bùng nổ và phát triển mạnh mẽ./.
Hướng phát triển bền vững của du lịch
Nhằm phát huy tiềm năng du lịch, mang lại lợi ích cho cộng đồng, vài năm trở lại đây du lịch cộng đồng đang được tỉnh quan tâm định hướng phát triển. Đây được coi là hướng đi mới của Quảng Ninh trong việc phát triển du lịch bền vững...
Những năm gần đây một số địa phương trong tỉnh đã chú trọng phát triển du lịch cộng đồng kết hợp du lịch nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch tâm linh, sinh thái, cộng đồng, trải nghiệm, như: Làng quê Yên Đức (TX Đông Triều); chèo đò tham quan Vịnh Hạ Long; du lịch sinh thái cộng đồng đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn)...
Mặc dù du lịch cộng đồng nhận được sự quan tâm của chính quyền, người dân các địa phương và sự phối hợp tích cực từ du khách, song thực tế hiện nay chưa được khai thác, phát triển tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh các điểm mạnh và lợi thế nội sinh, thì hạn chế về hệ thống đường giao thông của một số huyện, thị xã chưa hoàn thiện, dẫn tới việc khó tiếp cận với điểm du lịch; điều kiện kinh tế - xã hội ở một số vùng sâu, vùng xa trong tỉnh còn khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân chưa cao, nên việc đầu tư khai thác các giá trị tài nguyên trên địa bàn để phát triển du lịch còn hạn chế... Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, như các điểm lưu trú, công trình dịch vụ chưa đảm bảo về chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp, nên chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Tham quan, trải nghiệm tại Bình Liêu, du khách còn được tìm hiểu các hoạt động lao động sản xuất của bà con nơi đây.
Anh Hoàng Văn Sằn, chủ Homstay Hoàng Sằn (huyện Bình Liêu), cho biết: Du lịch cộng đồng ở Bình Liêu có nhiều thế mạnh để phát triển. Khi lượng khách du lịch đến với Bình Liêu ngày một đông, một số hộ đã đầu tư xây dựng homestay làm dịch vụ lưu trú, ăn uống cho khách, nhưng mới chỉ dừng lại ở đó, mà chưa đưa được các sản phẩm văn hóa, ẩm thực đặc sắc vùng miền để phục vụ du khách. Homestay Hoàng Sằn tối đa phục vụ 60 người/ngày. Khách liên hệ với homestay được tư vấn miễn phí về các điểm, tuyến di chuyển. Homestay Hoàng Sằn còn cung cấp các dịch vụ ăn uống với các món đặc sản Bình Liêu; hỗ trợ hướng dẫn viên tại điểm; cho thuê xe máy, lều trại; tổ chức các chương trình lửa trại... Khó khăn lớn nhất đối với homestay là vốn để nâng cấp, cải tạo, mở rộng homestay nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch... Hy vọng tới đây tỉnh có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, từ đó khuyến khích người dân đầu tư cho phát triển du lịch cộng đồng, dần dần hình thành chuỗi dịch vụ chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu và có nhiều sự lựa chọn sử dụng dịch vụ cho du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng tại địa phương...
Thác Khe Vằn (xã Húc Động, huyện Bình Liêu) là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách.
Nhằm đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch cộng đồng của Vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, hình thành và xây dựng thành thương hiệu mạnh; phát triển du lịch cộng đồng theo hướng đa dạng và chuyên nghiệp có những sản phẩm đặc thù, đặc trưng riêng..., trở thành nền tảng hỗ trợ thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và các ngành, lĩnh vực kinh tế khác, tỉnh đang xây dựng những chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Từ nay đến năm 2022, tỉnh dự tính xây dựng 3 mô hình thí điểm về du lịch cộng đồng gồm: Khu bảo tồn văn hóa người Dao ở thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ); làng văn hóa dân tộc Tày thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn (huyện Bình Liêu) và điểm du lịch cộng đồng nông nghiệp xã Tiền An (TX Quảng Yên). Giai đoạn 2023-2025, sẽ xây dựng thêm 9 điểm du lịch cộng đồng khác có giá trị nổi trội về tài nguyên du lịch, giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương, đáp ứng tiêu chí về khả năng cung ứng, tính cộng đồng và giá trị bền vững; dựa trên giá trị văn hóa bản địa vùng miền núi, sinh thái khu vực ven biển; kết hợp du lịch nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái...
Với mục tiêu năm 2025 Quảng Ninh đón 1,7 triệu lượt khách nội địa và 1,1 triệu lượt khách quốc tế; năm 2030 đón 3 triệu lượt khách nội địa và 1,8 triệu lượt khách quốc tế tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, vì vậy rất cần tăng cường đầu tư, phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.
Những địa điểm "check- in" khi đến du lịch Đắk Nông Mảnh đất phía Nam Tây Nguyên- Đắk Nông được nhận định là nơi giàu tiềm năng phát triển du lịch. Hiện địa phương này đã có nhiều giải pháp, tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững. Năm 2020, Công viên địa chất Đắk Nông (CVĐC) ghi nhận dấu mốc đáng nhớ khi trở thành công viên thứ ba của Việt...