Indonesia tăng cường sức mạnh quân sự bằng vũ khí Nga
Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia Đại tướng Gatot Nurmantyo hôm qua (7/4) cho biêt, nước này quan tâm đên sự hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga vì quân đội Indonesia đang cân những loại vũ khí có hỏa lực mạnh.
Đại tướng Gatot Nurmantyo khẳng định trong cuộc gặp với Đại tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga rằng: “Trước đây, quân đội Indonesia được các quốc gia đồng minh nể phục và tôn trọng là nhờ vào vũ khí Liên Xô, vốn có sức mạnh khủng khiếp vào thời điểm đó. Chúng tôi thực sự hy vọng rằng, ngày nay, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực này. Chúng tôi quan tâm đến những loại vũ khí uy lực”.
Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia còn cho biết, chuyến thăm Moscow lần này của ông được thực hiện theo chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Trước đó, hồi tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tiết lộ rằng, trong tháng 4 này, Moscow và Jakarta sẽ ký kết một hợp đồng cung cấp 10 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Flanker do Nga chế tạo để thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-5 Tiger đã cũ của không quân Indonesia.
Theo_VnMedia
Tăng cường sức mạnh, Iran muốn sở hữu tất cả vũ khí của Nga
Iran quan tâm tới tất cả các loại vũ khí của Nga chứ không chỉ có hệ thống phòng thủ tên lửa chống cơ S-300. Đó là nhận định vừa được trợ lý Tổng thống Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự ông Vladimir Kozhin đưa ra hôm qua (25/11).
Video đang HOT
"Phía Iran rất quan tâm tới lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Cho tới nay, chúng ta đã ký kết một hợp đồng cung cấp hệ thống S-300 cho Iran. Tuy nhiên, họ quan tâm tới tất cả các loại vũ khí của chúng ta, vì họ có một lực lượng quân đội lớn, nhưng lệnh cấm vận đã khiến họ không thể nâng cấp vũ khí trong một thời gian dài cả về không quân, hải quân lẫn bộ binh", quan chức điện Kremlin nói.
Trước đó, hôm thứ Hai (23/11), hãng thông tấn Tasnim trích dẫn lời của Đại sứ Iran tại Nga cho biết, Moscow đã bắt đầu thực hiện quá trình bàn giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Tehran. "Quá trình bàn giao hệ thống S-300 cho Iran đã bước vào giai đoạn thực thi", nhà ngoại giao trên nói.
Trước nữa, hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Tướng Hossein Dehghan cũng thông báo, Iran sẽ tiếp nhận hệ thống S-300 của Nga trước cuối năm nay theo lịch của Iran, tức là trước ngày 20/3/2016.
Ngoài ra, vị tướng trên còn cho biết, hiện lực lượng binh lính của Iran đang được đào tạo, tập huấn vận hành hệ thống này tại Nga.
Năm 2007, Nga và Iran ký một hợp đồng cung cấp một số thiết bị liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Nhưng đầu năm 2010, chính phủ Moscow đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, kết hợp một số biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran, do nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân bất chấp phản đối từ cộng đồng quốc tế.
Sau động thái trên của Nga, Iran đã đâm đơn kiện tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Rosoboronexport của Nga lên Tòa án Hòa giải và Trọng tài của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tại Geneva.
Tuy nhiên, hôm 13/4, Nga đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận và xúc tiến quá trình bán hệ thống S-300 cho Tehran, sau khi cuộc đàm phán tại Geneva giữa Iran và nhóm P5-1 đạt được một số thỏa thuận nhất định.
Giải thích cho hành động của mình, Moscow cho biết những tiến bộ trong cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) khiến Nga không cần thiết phải cấm xuất khẩu tên lửa đất đối không cho Iran. Iran ca ngợi quyết định của Nga là một bước tiến lớn để duy trì an ninh lâu dài tại khu vực Trung Đông đang đầy rẫy các cuộc xung đột. Tuy nhiên, quyết định trên của Nga đã vấp phải sự lên án không chỉ của Mỹ mà cả Israel.
Hôm 20/8, sau quá trình đàm phán, Nga và Iran đã đạt được một thỏa thuận mới liên quan tới việc bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga cho Iran, nhằm giúp quốc gia Trung Đông này tăng cường sức mạnh phòng thủ. Hợp đồng bàn giao hệ thống S-300 của Nga cho Iran đã chính thức được ký kết và có hiệu lực từ ngày 9/11 vừa qua.
Tên lửa S-300 của Nga được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và sở hữu.. Hiện có khá nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu là ở Đông Âu và châu Á, trong đó có Ukraine, Hy Lạp, Syria, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam... Theo Wikipedia, ngay cả Mỹ cũng đã từng mua một hệ thống S-300V của Nga năm 1993 để đánh giá, áp dụng công nghệ nhằm nâng cấp các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là "con cưng" và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những loại tên lửa mà nhiều nước thèm muốn có được để bảo vệ cho vùng trời lãnh thổ của họ.
S-300 bao gồm một loạt hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty Khoa học Công nghiệp Almaz-Antey của Nga sản xuất.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga muốn đưa Yak-130 tới Mỹ Latin Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Liên bang Nga ông Anatoly Punchuk cho biết, nước này đang hy vọng sẽ quảng bá thành công máy bay huấn luyện tác chiến Yak-130 tại thị trường Mỹ Latin. "Chúng tôi hy vọng các nước Mỹ Latin đang có kế hoạch thay thế phi đội máy bay quân sự của...