Indonesia tài trợ 120 triệu đồng cho người dân khi mua ôtô điện
Indonesia dự kiến trợ giá cho các sản phẩm xe điện từ năm 2023 để thúc đẩy doanh số. Thời gian qua, nhu cầu dùng xe điện tại đất nước này tăng mạnh nhưng doanh số bán ra vẫn thấp do giá thành cao.
Theo kế hoạch mà Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang công bố ngày 14/12, Chính phủ Indonesia sẽ cung cấp cho người dân một khoản hỗ trợ giá khi mua ôtô điện từ khoảng 80 triệu rupiah (khoảng 120 triệu đồng), 40 triệu rupiah (tương đương 60 triệu đồng) đối với ôtô hybrid và 8 triệu rupiah (khoảng 12 triệu đồng) cho xe máy điện.
Indonesia tài trợ 120 triệu đồng cho người dân khi mua ôtô điện.
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng hỗ trợ 5 triệu rupiah (khoảng 7,5 triệu đồng) cho chi phí chuyển đổi mỗi chiếc xe máy động cơ đốt trong thành xe chạy điện.
Ông Agus không công bố mốc thời gian triển khai kế hoạch tài trợ mua xe điện tại Indonesia nói trên, cũng như tổng ngân sách mà nhà nước sẽ dành cho chương trình này.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Luhut Pandjaitan cho biết chương trình ưu đãi xe điện có thể bắt đầu thực hiện từ năm 2023.
Thời gian qua, nhu cầu dùng xe điện tại Indonesia tăng mạnh nhưng doanh số bán ra vẫn thấp do giá thành cao.
Thời gian qua, nhu cầu dùng xe điện tại Indonesia tăng mạnh nhưng doanh số bán ra vẫn thấp do giá thành cao. Việc Chính phủ hỗ trợ giá bán xe điện sẽ khiến người dân có cơ hội tiếp cận xe điện với giá thành rẻ ngang xe xăng.
Bên cạnh đó, Indonesia hiện cũng đang thực hiện đồng thời nhiều chính sách hỗ trợ ngành sản xuất xe điện như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, cấm xuất khẩu quặng niken nhằm đảm bảo nguồn cung sản xuất xe điện và pin xe điện trong nước, xây dựng nhà máy sản xuất lithium…
Các động thái gần đây từ Chính phủ Indonesia và doanh nghiệp nước này cho thấy quyết tâm theo đuổi con đường trở thành một trong những nước dẫn đầu về phát triển xe điện.
Indonesia đặt kế hoạch sản xuất 600.000 ôtô điện và 2,5 triệu xe máy điện vào năm 2030.
Indonesia đặt kế hoạch sản xuất 600.000 ôtô điện và 2,5 triệu xe máy điện vào năm 2030. Với mục tiêu này, Indonesia ước tính cắt giảm khoảng 2,7 triệu tấn khí thải CO2 từ xe ôtô điện và khoảng 1,1 triệu tấn khí thải CO2 từ việc sử dụng xe máy điện.
Theo lộ trình do Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản công bố, Indonesia sẽ có 2,2 triệu xe ôtô điện, 13 triệu xe máy điện cùng với gần 32.000 trạm sạc vào năm 2030.
Cấm xe động cơ đốt trong vào năm 2030 liệu có khả thi?
Theo hãng Toyota, các quốc gia không thể ép người dùng chuyển sang xe ôtô điện bằng các lệnh cấm xe động cơ đốt trong trong vài năm tới.
Toyota là một trong số những nhà sản xuất ôtô phản đối các lệnh cấm xe động cơ đốt trong vào năm 2030, mới đây, tại một hội thảo trực tuyến do Hiệp hội Báo chí ôtô tổ chức, Phó chủ tịch phụ trách bán hàng của Toyota Motor Bắc Mỹ - ông Jack Hollis đã có dịp chia sẻ về lý do mà hãng xe Nhật Bản làm như vậy.
Ông Jack Hollis cho biết giá của xe điện vẫn còn quá đắt và cơ sở hạ tầng sạc chưa sẵn sàng để hỗ trợ việc sử dụng đại trà ôtô điện. Thống kê tại Mỹ cho thấy ôtô điện chiếm 5,2% số xe mới bán ra trong nửa đầu năm 2022, tăng đáng kể so với tỷ lệ 2,5% của năm 2021.
Theo hãng Toyota, các quốc gia không thể ép người dùng chuyển sang xe ôtô điện bằng các lệnh cấm xe động cơ đốt trong trong vài năm tới.
Tuy nhiên, để con số này tăng lên 50% (mục tiêu của Chính quyền của Tổng thống Biden) vào năm 2030 là rất khó, trên thực tế, khách hàng không có nhu cầu cao về việc mua xe điện như chính phủ Mỹ kỳ vọng.
Ông Jack Hollis chỉ ra rằng Toyota đã giới thiệu xe hybrid được 25 năm nhưng tới giờ xe hybrid vẫn chỉ chiếm chưa đến 10% doanh số xe mới của Toyota ở Mỹ. Như vậy, nếu năm 2030, các lệnh cấm xe động cơ đốt trong được ban hành thì chẳng khác nào chính phủ đang ép người tiêu dùng mua xe điện, điều này sẽ dẫn đến một số hệ lụy.
Hiện mức giá của xe điện vẫn còn quá đắt và cơ sở hạ tầng sạc nhiều quốc gia chưa sẵn sàng để hỗ trợ việc sử dụng đại trà.
Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng Tesla là nhà sản xuất ôtô thuần điện duy nhất ở Mỹ. Mặc dù giá cao, Tesla vẫn thành công rực rỡ, với nhu cầu mua xe Tesla ngày càng tăng lên. Điều đó cũng có nghĩa là nếu nhà sản xuất tạo ra được các mẫu xe điện đủ hấp dẫn thì họ có thể thay đổi nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường xe điện.
Nhiều xe ôtô điện có phạm vi hoạt động thực tế thấp hơn công bố Tầm hoạt động của nhiều mẫu xe ôtô điện hiện đại có thể đạt mức từ 300-800 km sau một lần sạc. Nhưng trong vận hành thực tế, các mẫu xe này có giữ được những con số ấn tượng đó? Khi giới thiệu xe ôtô chạy điện mới, các nhà sản xuất luôn gây ấn tượng bởi tầm hoạt động rất lớn...