Indonesia sở hữu 120 triệu liều vaccine
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 9/7, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết tính đến nay, quốc gia này đã tiếp nhận tổng cộng 119.735.200 liều vaccine ngừa COVID-19 thông qua hợp tác song phương cũng như đa phương.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, số vaccine trên bao gồm 108,5 triệu liều từ hãng Sinovac, 1,5 triệu liều từ hãng Sinopharm, 8.236.800 liều vaccine AstraZeneca từ Cơ chế COVAX, 998.400 liều vaccine AstraZeneca do Nhật Bản viện trợ và 500.000 liều vaccine của Sinopharm do Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) chuyển giao.
Phát biểu họp báo trực tuyến với các phóng viên nước ngoài, Ngoại trưởng Retno cũng cho hay tính đến nay, Indonesia đã tiêm 49,6 triệu liều vaccine, đứng thứ tư ở châu Á về số lượng tiêm chủng.
Video đang HOT
Dự kiến trong những ngày tới, Indonesia sẽ tiếp nhận lô vaccine Moderna với hơn 3 triệu liều do Mỹ viện trợ, 1,1 triệu liều vaccine AstraZeneca do Nhật Bản viện trợ. Cũng trong tháng này, Indonesia dự kiến sẽ tiếp nhận nhiều lô vaccine đặt mua hoặc được chia sẻ từ Australia, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, UAE và Cơ chế COVAX.
Nếu được phê duyệt, nhà máy này sẽ sản xuất không chỉ vacccine mà cả các dược phẩm khác nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên, ưu tiên chính vẫn là xây dựng năng lực để có thể sản xuất vaccine đáp ứng các tình huống dịch bệnh cấp bách. Ngoài ra, Chính phủ Israel cũng sẽ tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm mang lại được hiệu quả cao nhất cho nhà máy vaccine này.
Trước đó, Chính phủ Israel cũng có chủ trương tìm kiếm một đối tác nước ngoài để đưa loại vaccine trong nước do Viện Nghiên cứu Sinh học Israel (IIBR) nghiên cứu vào sản xuất. Hiện mẫu vaccine đang trong giai đoạn II của quá trình thử nghiệm.
Israel là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới hoàn thành cơ bản việc tiêm vaccine cho người dân; đồng thời cũng nằm trong nhóm nước đi đầu trong phát minh vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, toàn bộ vaccine sử dụng đều là nhập khẩu và cả hai mẫu vaccine do nước này tự nghiên cứu đều chưa hoàn thành đủ các khâu thử nghiệm.
Tiếp thêm động lực cho châu Phi trong cuộc chiến chống COVID-19
Ngày 8/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã và đang thúc đẩy việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho châu Phi thông qua cơ chế COVAX, cũng như hỗ trợ và mua trực tiếp vaccine từ các nhà sản xuất, từ đó tiếp thêm động lực cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tại Lục địa đen.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Abuja, Nigeria. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Giám đốc WHO khu vực châu Phi, Matshidiso Moeti, những tiến bộ quan trọng đạt được trong hoạt động phân phối vaccine cho châu Phi sẽ giúp thúc đẩy nỗ lực nhằm kiềm chế làn sóng lây nhiễm thứ ba đang tràn khắp châu lục này.
Trong một tuyên bố, bà Moeti nêu rõ: "Với các đợt giao vaccine ngừa COVID-19 với số lượng lớn hơn nhiều dự kiến vào tháng 7 và tháng 8 tới, giờ là lúc các nước châu Phi phải chuẩn bị kỹ nhanh chóng mở rộng chương trình tiêm chủng". Theo bà Moeti, chính phủ và các đối tác châu Phi nên mở thêm các điểm tiêm chủng, cải thiện khả năng bảo quản vaccine và triển khai các chiến dịch nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về việc tiêm chủng.
Bà cho biết hơn 1,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được bàn giao cho châu Phi trong 2 tuần qua thông qua cơ chế COVAX, trong khi hơn 20 triệu liều vaccine của hãng Jonhson&Johnson và của hãng Pfizer/BioNTech sẽ sớm tới châu lục này. Bên cạnh đó, một lượng đáng kể vaccine ngừa COVID-19 mà một số nước châu Âu viện trợ, sẽ tới châu lục này trong những tuần tới.
Như vậy, đến nay, 66 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được chuyển tới châu Phi, trong đó có 40 triệu liều được mua thông qua các thỏa thuận song phương, 25 triệu liều thông qua cơ chế COVAX và 800.000 liều được Nhóm đặc nhiệm mua sắm vaccine COVID-19 của Liên minh châu Phi (AU) hỗ trợ. Đến nay, 16 triệu người (chiếm 2% dân số châu Phi) đã được tiêm phòng đầy đủ. Dự kiến đến cuối năm 2021, châu Phi sẽ tiếp nhận tổng cộng 520 triệu liều vaccine nhờ hoạt động chuyển giao sẽ tăng tốc từ tháng 9 sau thời gian đình trệ do thiếu nguồn cung từ Ấn Độ. Con số này giảm so với mục tiêu ban đầu 720 triệu liều mà liên minh vaccine GAVI đã đặt ra.
Trong khi đó, điều phối viên chương trình tiêm chủng và phát triển vaccine của WHO tại châu Phi, ông Richard Mihigo cho biết việc tăng cường cung cấp vaccine cho lục địa này sẽ thúc đẩy nỗ lực kiểm soát các biến thể của virus SARS-CoV-2, vốn là nguyên nhân gây ra tình trạng gia tăng số ca mắc hiện nay ở châu Phi.
COVID-19 tại ASEAN hết 29/6: Indonesia trước nguy cơ thành 'Ấn Độ thứ hai'; Campuchia 'nóng' với biến thể Delta Tính tới 23 giờ 59 phút ngày 29/6, các nước ASEAN ghi nhận thêm trên 36.900 ca nhiễm và 729 ca tử vong mới. Indonesia quyết định siết thêm các hạn chế trước nguy cơ thành "Ấn Độ thứ hai" do biến thể Delta. Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Banda Aceh, Indonesia, ngày 28/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thống kê của...