Indonesia siết hạn chế chống dịch
Cảnh sát Indonesia bố trí các chốt chặn đường và hơn 400 trạm kiểm soát trên đảo Java và Bali để đảm bảo hàng trăm triệu người ở nhà từ ngày 3/7.
“Chúng tôi thiết lập tuần tra ở 21 địa điểm thường có nhiều người tụ tập”, Istiono, người đứng đầu lực lượng cảnh sát giao thông quốc gia, nói trong cuộc họp báo tối 2/7. “Ở những nơi có các quầy hàng và quán cà phê, chúng tôi đóng cửa những con phố đó, có thể từ khoảng 18h đến 4h sáng hôm sau”.
Cảnh sát Indonesia chặn xe máy tại Jakarta, Indonesia ngày 3/7. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Hôm nay là ngày đầu tiên Indonesia thực hiện các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn ở Java (bao gồm thủ đô Jakarta) và Bali, trong bối cảnh họ đối mặt một trong những đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất châu Á. Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đã chứng kiến ca nhiễm tăng kỷ lục vào 8 trong số 12 ngày qua. Ngày 2/7, họ ghi nhận thêm 25.830 ca và 539 người chết.
Lệnh này kéo dài đến 20/7, bao gồm kiểm soát đi lại chặt chẽ hơn, cấm ăn uống tại nhà hàng, cấm chơi thể thao ngoài trời, đóng cửa các nơi làm việc không thiết yếu. Giới chức có thể gia hạn lệnh nếu cần, để đạt được mục tiêu là giảm ca mới hàng ngày xuống dưới 10.000.
Hơn 21.000 cảnh sát và binh sĩ đứng gác khắp Java, đảo đông dân nhất của Indonesia và đảo nghỉ dưỡng du lịch Bali để đảm bảo người dân tuân thủ các quy định mới. Tại các chốt chặn đường và trạm kiểm soát, cảnh sát xét nghiệm ngẫu nhiên và thực thi lệnh giới nghiêm. Tuy nhiên, những người đã tiêm vaine và có kết quả xét nghiêm âm tính sẽ được phép đi đường dài.
Biến thể Delta từ Ấn Độ đang lan rộng ở Indonesia và khiến các bệnh viện trên khắp Java quá tải. Indonesia dự kiến nhận vaccine do nước ngoài tài trợ để giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Họ mới chỉ đạt 7,6% mục tiêu tiêm cho 181,5 triệu người đến tháng 1/2022.
Indonesia chủ yếu tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc. Họ ghi nhận 2,2 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 59.500 người chết.
Indonesia liệt 417 cá nhân và 99 tổ chức vào danh sách khủng bố
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh Indonesia, ông Mahfud MD cho biết chính quyền nước này hiện đã đưa 417 cá nhân vào danh sách đối tượng khủng bố.
Cảnh sát Indonesia bắt giữ các nghi can khủng bố. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Ngày 3/5, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, Bộ trưởng Mahfud cho hay số lượng trên được cập nhật cho đến ngày 3/5 và có thể sẽ tiếp tục còn tăng thêm theo thời gian. Ngoài 417 cá nhân trên, theo số liệu thống kê từ phán quyết của các cấp tòa án của Indonesia tính đến ngày 14/4, đã có 99 tổ chức cũng bị liệt vào danh sách các nhóm khủng bố.
Theo ông Mahfud, việc dán nhãn khủng bố cho các nhóm tội phạm có vũ trang (KKB) không chỉ dựa vào mong muốn của chính phủ mà còn có cơ sở pháp lý khá vững chắc, trong đó có Luật số 5/2018 về chống khủng bố.
Ngày 29/4 vừa qua, Chính phủ Indonesia đã liệt các nhóm phiến quân vũ trang tại tỉnh Papua vào danh sách các nhóm khủng bố sau hàng loạt hành động khủng bố do lực lượng này tiến hành từ tháng 4/2021, đặc biệt là vụ sát hại người đứng đầu chi nhánh Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia (BIN) tại tỉnh Papua, Thiếu tướng Putu I Gusti Putu Danny Karya Nugraha.
Bộ trưởng Mahfud cho rằng đây là một việc làm đúng đắn, đồng thời trích dẫn Luật số 5/2018, theo đó các phần tử khủng bố được định nghĩa là bất kỳ đối tượng nào lên kế hoạch, vận động và tổ chức các hành động khủng bố.
Nghi can nổ súng tại đồn cảnh sát Indonesia bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan của IS Theo kết quả điều tra sơ bộ vụ nổ súng tại trụ sở Cảnh sát quốc gia ở thủ đô Jakarta của Indonesia ngày 31/3, cảnh sát nước này xác định nữ nghi can bị bắn chết tại hiện trường là một người bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Cảnh sát chuyển...