Indonesia, Serbia công nhận chứng chỉ vaccine COVID-19 của nhau
Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao Indonesia thông báo nước này và Serbia đã đạt được thỏa thuận công nhận chứng chỉ vaccine ngừa COVID-19 do hai quốc gia cấp trong nỗ lực nhằm chấm dứt phân biệt đối xử về vaccine.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 24/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thông cáo báo chí ngày 11/10 của Bộ Ngoại giao Indonesia, thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp song phương giữa Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi và người đồng cấp Serbia Nikola Selakovi. Tại cuộc gặp ở thủ đô Belgrade vào ngày 10/10, hai ngoại trưởng cũng thảo luận về các nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế bằng cách tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư.
Ngoại trưởng Marsudi thông báo rằng Indonesia đã chính thức đề cử Hội nghị Phong trào Không liên kết (NAM) lần thứ nhất vào danh sách di sản tư liệu thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO). Phía Serbia ủng hộ sáng kiến của Indonesia và sẽ hợp tác tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước khác.
Nhân dịp này, hai ngoại trưởng cũng ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nâng cao năng lực ngoại giao, với mục tiêu thúc đẩy giáo dục và đào tạo cho các nhà ngoại giao Indonesia và Serbia. Hai Ngoại trưởng cũng chứng kiến lễ ký kết MoU giữa Đại học Padjadjaran (Unpad) của Indonesia và Đại học Belgrade về hợp tác ươm tạo và đổi mới doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Indonesia tận dụng các cơ hội thị trường tại Serbia và khu vực Tây Balkan.
Ngoại trưởng Marsudi có chuyến thăm Belgrade với tư cách là đặc phái viên của Tổng thống Indonesia tham dự lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị thượng đỉnh NAM. Indonesia và Serbia là hai trong số các quốc gia khởi xướng thành lập phong trào này.
Người Nga đổ xô đến Serbia tiêm vaccine COVID-19 ngoại
Vaccine Sputnik V của Nga đã được sử dụng ở 70 quốc gia trên thế giới nhưng chưa được WHO phê duyệt toàn cầu.
Và đó là một trở ngại với những công dân Nga muốn đến châu Âu.
Video đang HOT
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Belgrade, Serbia, 2/10/2021. Ảnh: AP
Khi các cơ quan quản lý của Nga phê duyệt vaccine COVID-19 do nước này sản xuất, đó là khoảnh khắc của niềm tự hào dân tộc. Gia đình Pavlov nằm trong số những người đầu tiên vội vã đi tiêm. Nhưng tới nay các cơ quan chức trách y tế quốc tế vẫn chưa mở đường cho những mũi vaccine Nga mang tên Sputnik V.
Vì vậy, khi gia đình Pavlov ở Rostov-on-Don muốn du lịch phương Tây, họ phải tìm đến một loại vaccine được các nước công nhận cho phép tự do đi lại. Họ quyết định đến Serbia, nơi hàng trăm công dân Nga đã đổ xô tới trong vài tuần trở lại đây để được tiêm những mũi vaccine COVID-19 mà phương Tây phê duyệt.
Không phải là thành viên của Liên minh châu Âu, Serbia là một lựa chọn thuận tiện cho người Nga muốn tiêm vaccine vì họ có thể tới đây mà không cần thị thực và được cung cấp nhiều lựa chọn vaccine do phương Tây sản xuất. Các tour du lịch tiêm chủng cho người Nga tăng vọt và du khách Nga xuất hiện khắp nơi tại thủ đô Belgrade, trong các khách sạn, nhà hàng, quán bar và phòng tiêm chủng.
Bà Nadezhda Pavlova, 54 tuổi, cho biết sau khi tiêm vaccine COVID-19 vào cuối tuần trước tại một trung tâm tiêm chủng lớn ở Belgrade: "Chúng tôi đã tiêm vaccine Pfizer vì chúng tôi muốn đi du lịch khắp thế giới". Chồng của bà, ông Vitaly Pavlov, 55 tuổi, nói rằng ông muốn "cả thế giới rộng mở với chúng tôi thay vì chỉ một vài quốc gia".
Theo Hiệp hội Các nhà điều hành tour của Nga, các gói tour du lịch tiêm phòng COVID-19 cho người Nga cần tiêm vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt đã xuất hiện trên thị trường từ giữa tháng 9.
Giám đốc điều hành của Hiệp hội, Maya Lomidze cho biết giá khởi điểm tour này là từ 300-700 USD, tuỳ thuộc những dịch vụ đi kèm.
Vaccine Sputnik V của Nga. Ảnh: AP
Sputnik V được Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi là vaccine COVID-19 được phê duyệt đầu tiên trên thế giới vào tháng 8/2020 và đã được cấp phép ở khoảng 70 quốc gia, bao gồm cả Serbia. Nhưng WHO cho biết vẫn đang xem xét phê chuẩn trên toàn cầu với vaccine này, viện dẫn các vấn đề xảy ra tại một nhà máy sản xuất vài tháng trước.
Ngày 8/10, một quan chức hàng đầu WHO cho biết các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đánh giá Sputnik V "sắp được giải quyết", một bước có thể khởi động lại quy trình hướng tới cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Tiến sĩ Mariangela Simao, trợ lý Tổng giám đốc WHO, cho biết vẫn còn các rào cản khác đối với vaccine của Nga, bao gồm việc thiếu thông tin khoa học đầy đủ và hoạt động kiểm tra các địa điểm sản xuất.
Ngoài WHO, Sputnik V cũng đang chờ Cơ quan Dược phẩm Châu Âu phê duyệt nhằm cho phép dỡ bỏ các giới hạn đi lại đối với những người được tiêm vaccine Nga.
Tuy nhiên, việc chờ đợi lâu đã khiến người Nga thất vọng, vì vậy khi WHO thông báo tiếp tục trì hoãn phê duyệt vaccine Sputnik V, nhiều người bắt đầu tìm kiếm giải pháp ở nơi khác.
Anna Filatovskaya, phát ngôn viên công ty du lịch Russky Express ở Moskva, giải thích: "Mọi người không muốn chờ đợi. Một số người có họ hàng, một số đi học, một số đi làm. Nhiều người chỉ đơn giản là muốn đến châu Âu vì nhớ nơi này".
Tiêm vaccine Sputnik V tại Moskva, Nga ngày 12/7/2021. Ảnh: AP
Serbia hiện đang cung cấp vaccine COVID-19 của Pfizer, AstraZeneca và Sinopharm/Trung Quốc. Ngoài Serbia, các hãng lữ hành Nga cũng cung cấp tour đến Croatia, nơi du khách có thể tiêm vaccine một mũi Johnson & Johnson, không cần phải quay lại tiêm mũi thứ hai.
Bà Filatovskaya nói: "Với Serbia, nhu cầu đang tăng lên như tuyết lở. Dường như tất cả những gì công ty chúng tôi đang làm hiện nay là bán tour du lịch đến Serbia."
Quốc gia vùng Balkan này đã giới thiệu dịch vụ tiêm chủng cho người nước ngoài từ tháng 8, khi chương trình tiêm chủng trong nước chậm lại với kết quả tiếp cận khoảng 50% dân số trưởng thành. Dữ liệu chính thức của chính phủ Serbia cho thấy gần 160.000 công dân nước ngoài đã được tiêm chủng tại nước này, nhưng không rõ có bao nhiêu người Nga.
Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng ở Nga vẫn thấp. Tính đến cuối tuần này, mới chỉ gần 33% trong số 146 triệu người Nga được tiêm ít nhất một mũi vaccine COVID-19 và 29% tiêm chủng đầy đủ. Ngoài Sputnik V và phiên bản một mũi gọi là Sputnik Light, Nga cũng đã sử dụng hai loại vaccine nội địa khác chưa được quốc tế chấp thuận.
Nhân viên y tế làm việc với vaccine COVID-19 tại Trung tâm Dịch tễ học và Vi sinh vật quốc gia Nikolai Gamaleya ở Moskva, Nga vào 6/8/2020. Ảnh: AP
Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko gần đây cho biết thủ tục hành chính là một trong những vấn đề chính trong quá trình phê duyệt vaccine của WHO.
Judy Twigg, một giáo sư khoa học chính trị chuyên về y tế toàn cầu tại Đại học Virginia Commonwealth, dự đoán vaccine Sputnik V sẽ được WHO phê duyệt nhưng không phải trong năm nay. "WHO đã nói rằng cần thêm dữ liệu, và họ cần phải quay lại và kiểm tra một số dây chuyền sản xuất mà họ đã phát hiện ra các vấn đề từ ban đầu. Các cuộc xem xét lại đó là một quá trình kéo dài nhiều tuần, với lý do chính đáng", ông Twigg nói.
Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng thấp, cả Nga và Serbia đều chứng kiến số ca nhiễm và nhập viện COVID-19 đạt mức kỷ lục trong những tuần qua.
Số ca tử vong do COVID-19 hàng ngày ở Nga đã vượt 900 người trong ngày thứ hai liên tiếp vào 7/10- một ngày sau khi đạt mức kỷ lục 929. Ở Serbia, số người thiệt mạng mạng do COVID-19 hàng ngày là 50 người - cao nhất trong nhiều tháng ở đất nước 7 triệu dân này.
Căng thẳng quan hệ Hungary và Ukraine Ngày 28/9, Ukraine và Hungary đã triệu đại sứ của nhau để phản đối thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn giữa Nga và Hungary vừa ký một ngày trước đó mà Ukraine cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước này. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tại một cuộc họp báo ở Budapest. Ảnh tư liệu:...