Indonesia sẽ triển khai F-16 để chống ‘trộm’ trên Biển Đông
Bộ Quốc phòng Indonesia tuyên bố sẽ triển khai các chiến đấu cơ F-16 đến quần đảo Natuna để chống lại “những tên trộm”, chưa đầy hai tuần sau cuộc đối đầu với các tàu Trung Quốc ở vùng biển trên.
Các chiến đấu cơ F-16 của không quân Mỹ. Ảnh: superbwallpapers
Động thái trên là một phần trong nỗ lực củng cố quân sự trên quần đảo hướng ra Biển Đông, bao gồm tu sửa một đường băng và xây dựng một hải cảng mới, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho hay trong cuộc phỏng vấn hôm qua với Bloomberg News.
Quân đội Indonesia đã và cũng sẽ triển khai các lực lượng thủy quân lục chiến, các đơn vị không quân đặc biệt, một tiểu đoàn quân sự, ba tàu khu trục nhỏ, một hệ thống radar mới và các máy bay không người lái đến Natuna.
Video đang HOT
“Natuna là cửa ngõ, nếu cửa ngõ không được bảo vệ thì trộm sẽ đột nhập vào bên trong”, ông Ryacudu nói. “Tất cả những động thái này là vì cho đến nay nó vẫn chưa được bảo vệ. Đây là sự tôn trọng quốc gia”.
Bộ trưởng cho hay ông cũng đang cân nhắc áp dụng hoạt động nghĩa vụ quân sự ở Natuna và các vùng xa xôi khác của quốc gia gồm 17.000 hòn đảo “để nếu có sự cố xảy ra, mọi người sẽ không sợ hãi và biết phải làm gì”.
Ryacudu nói ông hy vọng hoàn tất việc thỏa thuận mua 8-10 chiến đấu cơ Su-35 trong chuyến công du Nga đầu tháng 4 này. Chính phủ Indonesia còn cân nhắc tậu thêm loạt chiến đấu cơ khác từ các nước khác.
“Chúng tôi sẽ mua từ châu Âu và Mỹ, cả từ Nga”, ông nói. “Chúng tôi không có ưu tiên. Điều quan trọng là nếu chúng tôi cần chúng và việc tìm hiểu thuận lợi, chúng tôi sẽ mua. Chúng tôi đang thay thế các máy bay cũ chứ không phải bổ sung các máy bay mới”.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mỹ đồng ý bán 8 tiêm kích F-16 cho Pakistan
Chính quyền Mỹ đã đồng ý bán 8 chiếc máy bay chiến đấu F-16, radar và các khí tài khác với giá 699 triệu USD cho Pakistan.
Hợp đồng F-16 và các khí tài khác mà Mỹ đồng ý bán cho Pakistan được ước tính có giá 699 triệu USD - Ảnh: Không quân Mỹ
Cơ quan hợp tác an ninh phòng thủ thuộc Lầu Năm Góc, chuyên quản lý các hợp đồng bán vũ khí ra nước ngoài, cho biết đã thông tin về hợp đồng này đến các nghị sĩ Mỹ, theo Reuters ngày 12.2.
Cơ quan trên nói rằng tiêm kích F-16 do hãng Lockheed Martin sản xuất sẽ giúp Không quân Pakistan hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện khả năng phòng thủ và nâng cao năng lực chống khủng bố của nước này.
Các nghị sĩ Mỹ sẽ có 30 ngày để bác bỏ hợp đồng trên. Tuy nhiên Reuters cho hay, điều này hiếm khi xảy ra nếu như hợp đồng đã được xem xét kỹ lưỡng và thông báo chính thức.
Thượng nghị sĩ Bob Corker, chủ tịch Uỷ ban quan hệ ngoại giao Thượng viện Mỹ, thông báo với chính quyền Tổng thống Barack Obama rằng có thể sẽ không sử dụng quỹ hỗ trợ của Mỹ để chi trả cho số máy bay F-16 này theo chương trình FMF của Mỹ. Chương trình FMF được lập ra nhằm hỗ trợ các khoản vay cho các nước mua vũ khí do Mỹ sản xuất. Do đó, Pakistan sẽ phải tự chi trả thay vì được tài trợ đến 46% theo quỹ FMF.
Reuters dẫn nguồn tin cho hay, Pakistan có thể nhận tài trợ nếu chỉ mua 4 chiếc F-16 và các radar, khí tài tác chiến điện tử khác. Ông Corker lý giải việc không hỗ trợ cho Pakistan trong hợp đồng mua F-16 là vì lo ngại Pakistan có liên quan đến mạng lưới vũ trang Haqqani. Các quan chức Mỹ cho rằng nhóm này đứng đằng sau nhiều vụ đánh bom và tấn công tại Afghanistan.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
F-16, thủ phạm bắn hạ Su-24 của Nga Cả Bộ Quốc phòng Nga và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đều tuyên bố rằng chính tiêm kích F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga vào ngày 24.11. Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Reuters Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định tiêm kích F-16 của Thổ...