Indonesia sẽ ký hợp đồng mua 10 chiếc Su-35 của Nga vào tháng tới
Ngày 4-3, tờ Jakarta Globe dân lời Bộ trưởng Quôc phòng Indonesia cho biêt, Moscow và Jakarta sẽ ký kêt một hợp đông cung câp 10 chiêc máy bay chiên đâu đa năng Su-35 Flanker vào tháng 4-2016 đê thay thê cho phi đội F-5 Tiger của không quân Indonesia.
Không quân Indonesia hiện đang sở hữu một phi đội 16 chiếc máy bay chiến đấu F-5 Tiger được biên chế hoạt động từ năm 1980 và hiện đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, cần được thay thế.
“Chúng tôi cần một phi đội máy bay chiến đấu, trong giai đoạn đầu tiên này, chúng tôi sẽ tiếp nhận 10 chiếc Su-35″, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tuyên bố.
Su-35 (NATO gọi là Flanker-E) là dòng máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến thế hệ 4 và là một phiên bản nâng cấp cực cao trên cơ sở máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4 Su-27 Flanker.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga
Máy bay chiến đấu Su-35 được trang bị đầy đủ khả năng tác chiến đối không/đối hải/đối đất, với 8 tấn vũ khí các loại. Chúng có khả năng cơ động rất cao, đạt tốc độ tối đa lên đến 2.390 km/giờ, tầm bay đạt 3.600km, và bán kính chiến đấu đạt khoảng 1.600km.
Video đang HOT
Trong khi đó, hồi tháng 1-2016, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov bày tỏ hy vọng, Nga sẽ duy trì doanh thu thương mại với Indonesia trong 2016 ở mức khoảng 2 tỷ USD.
Theo ông Manturov, các dự án song phương trong tương lai giữa hai nước bao gồm xây dựng một nhà máy đóng tàu tại Indonesia. Tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga đã và đang tổ chức các cuộc đàm phán với các công ty Indonesia về vấn đề này.
Ngoài ra, trong tháng 2, một nguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, Indonesia có kế hoạch sẽ mua 4 chiếc thủy phi cơ Beriev Be-200 từ Nga và hợp đồng này sẽ sớm được ký kết.
Theo Xaluan
SIPRI: Việt Nam đã mua tàu hộ vệ SIGMA-9814?
Theo báo cáo mới nhất của SIPRI, Việt Nam đã ký hợp đồng mua tàu hộ vệ SIGMA-9814 của Hà Lan cùng nhiều hệ thống vũ khí do Pháp, Italy sản xuất.
Hồi tháng 6/2015, một nguồn tin công nghiệp đóng tàu Nga tiết lộ, Việt Nam vẫn chưa kí hợp đồng mua tàu hộ vệ SIGMA-9814 từ tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất về tình hình thị trường vũ khí thế giới giai đoạn 2011-2015 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI) được xếp hạng uy tín cao tiết lộ, Việt Nam đã ký mua hai tàu hộ vệ SIGMA-9814 vào năm 2013. Theo hợp đồng, một trong hai chiếc sẽ được triển khai chế tạo tại Việt Nam.
Về giá trị hợp đồng, truyền thông Hà Lan từng đồn đoán rằng nó sẽ rơi vào khoảng 500 triệu euro (tức là khoảng 668 triệu USD).
Thông số tàu hộ vệ SIGMA-9814 được công bố tại triển lãm Vietship 2014 với chiều dài 99,91m, rộng 14,02m, mớn nước 3,75m, lượng giãn nước 2.150 tấn, thủy thủ đoàn 103 người.
Tạp chí Jane"s cho biết, công ty Thales Hà Lan sẽ đảm nhiệm cung cấp hệ thống cảm biến, điện tử cho tàu gồm: hệ thống quản lý chiến đấu TACTICOS; hệ thống radar trinh sát SMART-S MK2 và hệ thống điều khiển hỏa lực STING EO MK2.
SIPRI cũng công bố thông tin cho rằng, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 25 tên lửa chống hạm Exocet MM-40 Block 3 (tầm bắn 180km), 40 tên lửa đối không MICA và hai hệ thống tên lửa phòng không VL-MICA-M trang bị cho các tàu hộ vệ SIGMA-9814 của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cũng mua của Italy hai hệ thống pháo hạm tốc độ cao 76mm OTO MELARA cho tàu SIGMA-9814.
Mặc dù có thông tin hợp đồng, nhưng dường như chính SIPRI cũng không dám chắc lắm về thương vụ SIGMA-9814 của Việt Nam với Hà Lan. Trong báo cáo của họ cũng ghi chú thêm rằng thương vụ này ở trong "tình trạng không chắc chắn". Ngoài ra, thời hạn bàn giao các hệ thống vũ khí cũng không được ghi nhận.
Theo_Kiến Thức
Ukraine lại chơi ngông với Nga? Bất chấp những dấu hiệu tích cực từ Moskva, chính quyền Poroshenko đã từ chối mua khí đốt của nước này và chuyển hướng sang các nước châu Âu. Ukraine mua 1,7 tỷ m3 khí đốt của châu Âu Tập đoàn khí đốt quốc gia Naftogaz của Ukraine ngày 14/1 thông báo đã ký hợp đồng mua 1,7 tỷ m3 khí đốt của...