Indonesia sát cánh cùng ASEAN bác bỏ yêu sách hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông
Trước những gia tăng căng thẳng gần đây trên Biển Đông, Indonesia khẳng định sẽ tiếp tục cùng ASEAN bác bỏ các yêu sách hàng hải phi lý trên Biển Đông.
Tại buổi họp báo ngày 22/10, nữ Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, trong thời gian đại dịch xảy ra, Indonesia tiếp tục bảo vệ vùng biển Natuna khỏi điểm nóng của xung đột Biển Đông.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Indonesia)
Video đang HOT
Bà Marsudi nói: “ Ngoài việc thực thi pháp luật nhất quán, Indonesia cùng với các nước ASEAN khác đã ghi nhận lập trường vững chắc về việc bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 thông qua các công hàm ngoại giao gửi lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về ranh giới của thềm lục địa“.
Biển Đông đã trở thành vùng biển dễ xảy ra xung đột sau khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần 90% vùng biển này. Yêu sách của Trung Quốc về “đường 9 đoạn” vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, trong đó có Indonesia.
Indonesia không phải là quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, hoạt động của một số tàu đánh cá Trung Quốc và các cuộc tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia càng khiến Jakarta quan ngại. Indonesia đã hai lần gửi công hàm phản đối “đường 9 đoạn” và các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc.
Theo Ngoại trưởng Indonesia, trong vấn đề chủ quyền, ngoại giao có tác dụng ngăn chặn các hành động gây tổn hại đến sự toàn vẹn của Cộng hòa Indonesia. Do vậy, Indonesia đã tiến thành 13 cuộc đàm phán về lãnh thổ trong năm qua. Trong đó, đàm phán lãnh thổ với Malaysia đã có tiến triển và đang trong giai đoạn hoàn thiện về kỹ thuật.
Ngoại trưởng Indonesia cho biết, Indonesia đang cố gắng thiết lập quan hệ ngoại giao bền vững với các nước Thái Bình Dương bằng cách ưu tiên tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ.
Indonesia sẽ không để bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ
Trước cảnh báo của Mỹ về việc Trung Quốc tìm cách thiết lập cơ sở hậu cần quân sự tại khoảng 10 quốc gia, trong đó có Indonesia, ngày 4/9, Indonesia khẳng định sẽ không để bất cứ nước nào sử dụng làm căn cứ quân sự.
Trong cuộc họp báo trực tuyến hôm nay (4/9), Ngoại trưởng Indonesia - bà Retno Marsudi khẳng định : "Theo đường lối và nguyên tắc chính sách đối ngoại của Indonesia, lãnh thổ Indonesia không thể và sẽ không được sử dụng làm căn cứ quân sự hoặc cơ sở hậu cần quân sự cho bất kì quốc gia nào".
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Nguồn: Bộ Ngoại giao Indonesia
Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Teuku Faizasyah cho biết, chính sách đối ngoại và tích cực của Indonesia không mở ra bất kỳ dư địa nào cho hợp tác quân sự. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Indonesia không có bình luận thêm về vấn đề này.
Trước đó, Báo cáo của Lầu Năm Góc về "Phát triển quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2020" ngày 2/9 cho biết, ngoài 3 nước láng giềng của Ấn Độ là Pakistan, Sri Lanka và Myanmar, các quốc gia khác mà Trung Quốc đang cân nhắc đặt cơ sở hạ tầng và hậu cần quân sự là Thái Lan, Singapore, Indonesia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Kenya, Seychelles, Tanzania, Angola và Tajikistan.
Theo báo cáo, nếu Trung Quốc thiết lập thành công các cơ sở hậu cần quân sự thì nước này có thể kết hợp với căn cứ quân sự ở Djibouti (phía đông Châu Phi) để hỗ trợ cho việc tăng cường triển khai lực lượng hải quân, không quân và bộ binh trên khắp thế giới. Báo cáo cho rằng, việc Trung Quốc cố xây mạng lưới hậu cần quân sự toàn cầu có thể can thiệp vào hoạt động quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cũng đánh giá sẽ chỉ có vài nước tiến tới đàm phán thỏa thuận với Trung Quốc về việc đặt cơ sở hậu cần quân sự như Namibia, Vanuatu và đảo quốc Solomon./.
Indonesia đón hơn 90.000 công dân về nước do dịch Covid-19 Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Indonesia, tính đến ngày 11/5, Indonesia đã đón hơn 90.000 công dân trở về nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi ngày 11/5 thông báo, hiện nay có khoảng 72.966 công dân Indonesia trở về từ Malaysia. Trong đó 65% là trở về bằng đường biển, 20% đi đường bộ...