Indonesia sắp đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài
Indonesia dự kiến đánh chìm 71 tàu nước ngoài bị cáo buộc đánh bắt cá bất hợp pháp vào ngày quốc khánh nước này.
Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc hồi tháng 6. Ảnh: AFP
Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp Susi Pudjiastuti Indonesia hôm qua cho biết khoảng 71 tàu nước ngoài sẽ bị đánh chìm vào ngày 17/8, vào dịp kỷ niệm 71 năm ngày quốc khánh Indonesia.
AP đưa tin rằng bà Pudjiastuti cho biết các tàu từ Philippines, Việt Nam, Malaysia và Trung Quốc sẽ bị đồng thời bị đánh chìm tại một số địa điểm. Tuy nhiên, AFP viết rằng bà Pudjiastuti không công bố cụ thể những tàu sắp bị đánh đắm đến từ các quốc gia nào.
Video đang HOT
Indonesia cho rằng những tàu này đã đánh bắt cá trái phép tại vùng biển nước mình. Nhiều tàu trong số này bị bắt giữ ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia tại Biển Đông.
Indonesia, quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, giữ lập trường cứng rắn với nạn đánh bắt cá bất hợp pháp kể từ khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhậm chức năm 2014. Bà Pudjiastuti đã giám sát việc tiêu hủy hơn 170 tàu thuyền bị cáo buộc đánh bắt cá bất hợp pháp từ một số quốc gia nước ngoài.
Indonesia cho phát nổ 20 tàu thuyền nước ngoài hồi tháng 4, nhưng bà Pudjiastuti nói rằng phương pháp này sẽ không được sử dụng trong các lần đánh chìm tàu sắp tới vì lo ngại về tác động môi trường.
Phương Vũ
Theo VNE
Trung Quốc phản ứng khi tàu cá bị Indonesia bắt
Bắc Kinh hôm nay cho rằng tàu cá bị Jakarta giữ "không phạm pháp", sau khi hải quân Indonesia bắt gần quần đảo Natuna.
Một tàu Trung Quốc bị Indonesia bắt giữ hồi tháng 4 năm nay. Ảnh minh họa: AFP
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định chiếc tàu bị bắt "hoạt động đánh cá bình thường ở vùng biển thích hợp", cho hay Bắc Kinh đã có "tuyên bố nghiêm khắc" với Jakarta, AFP cho biết.
Tàu Gui Bei Yu cùng 8 ngư dân Trung Quốc hôm 27/5 đã bị tàu hộ vệ Oswald Siahaan 354 của Hải quân Indonesia bắt ở khu vực gần quần đảo Natuna.
Ông Achmad Taufiqoerrochman, Chỉ huy Hạm đội phía Tây Indonesia, nói chiếc tàu "có nhiều chứng cứ" cho thấy đánh bắt trái phép, căn cứ vào lượng hải sản trên khoang.
Quân đội Indonesia cho hay chiếc tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Việc bắt giữ tàu cho thấy Indonesia "sẽ thực thi luật pháp với các tàu vi phạm quyền tài phán của nước này".
Căng thẳng ngoại giao Indonesia - Trung Quốc gia tăng hồi tháng ba, khi hai nước đối đầu liên quan đến một tàu cá ở vùng biển ngoài khơi Natuna.
Tàu đánh cá Trung Quốc bị bắt với cáo buộc đánh bắt trái phép, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Indonesia tấn công tàu khi nó đang ở "ngư trường truyền thống của Trung Quốc". Vụ việc sau đó được giải quyết và được xác định là "sự hiểu lầm" giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó cho rằng quần đảo Natuna thuộc về Indonesia, và Bắc Kinh không phản đối tuyên bố chủ quyền này.
Khánh Lynh
Theo VNE
Indonesia đầu tư gần nửa tỷ đô cho hải quân đối phó Trung Quốc Indonesia quyết định chi 486 triệu USD cho hải quân sau những căng thẳng thời gian qua vì vụ bắn cảnh cáo, bắt giữ tàu cá Trung Quốc. Tổng thống Indonesia cùng các thành viên nội các lên chiến hạm KRI Imam Bonjol ngoài khơi đảo Natuna hôm 23/6. Ảnh: Reuters. Số tiền đầu tư được dùng để nâng cấp các căn cứ...