Indonesia rục rịch quay lại OPEC
Indonesia, quốc gia giàu tài nguyên và là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đang rục rịch quay lại Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tổng số thành viên OPEC sắp tới có thể lên đến con số 13.
Tổng thư ký OPEC Abdullah al-Badri – Ảnh: Reuters
Theo AFP và CNN, Indonesia vừa chính thức đề nghị được tái gia nhập OPEC hôm 8.9. Phía OPEC hoan nghênh động thái này sau khi Indonesia bộc lộ công khai ý định tái gia nhập vào tháng 6 năm nay.
Đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên Indonesia đã là một phần của OPEC trong vòng gần 50 năm, trước khi tạm ngưng tư cách thành viên hồi năm 2009 sau khi trở thành một nước nhập khẩu ròng dầu thô. Việc quốc gia Đông Nam Á trở về với OPEC được xem là một cách giúp nước này tiếp cận với nguồn cung dầu giá rẻ hơn, giữa lúc nhu cầu dầu thô tăng vọt trong khi sản xuất nội địa sụt giảm.
OPEC cho hay Bộ trưởng Năng lượng Indonesia Sudirman Said sẽ được mời đến phiên họp định kỳ tiếp theo của OPEC, sẽ diễn ra vào ngày 4.12 tại thủ đô Vienna (Áo). Các thủ tục tái kích hoạt tư cách thành viên của Indonesia sẽ diễn ra tại cuộc họp này.
“Indonesia đã đóng góp nhiều vào lịch sử của OPEC. Chúng tôi chào đón sự trở lại của nước này trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ”, thông báo của OPEC viết.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhóm 12 quốc gia nắm giữ khoảng 3/4 lượng dầu thô trên thế giới cho biết “tất cả các quốc gia có lượng xuất khẩu ròng dầu thô đáng kể” đều có thể trở thành thành viên chính thức. Nếu không có đủ điều kiện trở thành thành viên chính thức hoàn toàn, một số nước, chẳng hạn như Indonesia, có thể gia nhập với tư cách thành viên liên kết.
OPEC hoan nghênh Indonesia cũng đồng nghĩa với việc tổ chức này mở rộng cơ sở địa chính trị ra châu Á, trong bối cảnh dầu đứng trước áp lực trượt giá mạnh.
OPEC là tổ chức gồm 12 nước thuộc Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ La tinh, góp phần bơm khoảng 1/3 lượng dầu của thế giới. Các nước như Ả Rập Xê Út, Iran, Venezuela, Nigeria gần đây phải chứng kiến nguồn thu giảm sút do dư cung dầu thô toàn cầu đẩy giá cả xuống hơn 50%.
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Indonesia sẽ sản xuất trung bình 870.000 thùng/ngày trong năm nay. Số dầu này chỉ bằng một nửa sản lượng của Indonesia vào những năm sản xuất ồ ạt hồi cuối thập niên 1970.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Giá dầu tăng mạnh sau khi OPEC chấp thuận đàm phán
Giá dầu vừa có đợt 3 ngày tăng mạnh nhất trong vòng 25 năm qua, sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết sẵn sàng đàm phán với các nhà sản xuất thế giới về tương lai "giá dầu hợp lý".
Giá dầu vừa có mức tăng 3 ngày mạnh nhất trong vòng 25 năm sau thông tin tích cực từ OPEC - Ảnh: Reuters
Bloomberg và CNBC cho hay giá dầu thô giao dịch tại New York (Mỹ) vừa tăng đến 27% trong 3 ngày. Đây là mức tăng trong 3 ngày lớn nhất kể từ tháng 8.1990. Cả dầu WTI và dầu Brent đều tăng 20% so với mức đáy lập ra vào ngày 24.8 qua.
OPEC, nhóm các nước bơm đến 40% nguồn cung dầu thô trên thế giới, vừa cho hay họ sẵn sàng để đàm phán, thỏa hiệp, miễn là việc này diễn ra "trên một sân chơi bình đẳng". Theo OPEC, tình hình giá dầu hiện tại xuất phát từ nguồn cung dư thừa và đầu cơ vẫn là mối quan tâm lớn đối với các thành viên của tổ chức này cũng như tất cả các nhà sản xuất khác.
Với đợt tăng mới nhất trên, giá dầu đã thoát khỏi mức thấp nhất trong vòng 6 năm hồi cuối tuần trước. OPEC cũng nhận định rằng hoạt động khai thác dầu đá phiến ở Mỹ đang suy yếu dần, làm dấy lên sự lạc quan tình trạng dư cung toàn cầu sẽ kết thúc nhanh hơn dự kiến.
Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường tại hãng Price Futures Group ở Chicago (Mỹ) nói: "Giá dầu quay đầu tăng trở lại vì hai tin: Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cắt giảm dự báo hạn ngạch sản xuất dầu thô của các nhà sản xuất trong nước và OPEC đã sẵn sàng đàm phán với các nhà sản xuất thế giới về việc hạ sản lượng".
Sắp tới, trong một diễn biến khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Venezuela Nicholas Maduro cũng sẽ gặp gỡ để thảo luận về các bước đi có thể nhằm ổn định giá dầu toàn cầu.
Dự kiến cuộc gặp sẽ diễn ra trong chuyến thăm Trung Quốc, dự Lễ Kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Á, của ông Putin và ông Maduro, theo thông tin từ Điện Kremlin.
Đây sẽ là bước tiến cho thấy sự hợp tác của Moscow với OPEC trước tình hình giá dầu thấp. Giá cả dầu thô - mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nga - đã giảm một nửa kể từ năm ngoái, đẩy kinh tế Nga vào suy thoái.
Hiện tại, dầu WTI giao tháng 10 có giá 49,20 USD/thùng. Giá dầu Brent giao cùng thời điểm đứng ở mốc 54,15 USD/thùng.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Vương quyền dầu mỏ: Nhà giàu Saudi Arabia sẽ chết dưới tay Mỹ? Đã quá muộn để Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kết liễu cuộc cách mạng dầu đá phiến. Liên minh này đang phải đối mặt với tình cảnh Mỹ đủ khả năng tăng mạnh sản lượng mỗi khi dầu tăng giá. Nếu những dự đoán về thị trường tương lai là chuẩn xác, Saudi Arabia sẽ lâm vào bất ổn...