Indonesia ra Tuyên bố Chủ tịch về vấn đề bạo lực tại Myanmar
Indonesia – nước đang giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – ngày 13/4 ra Tuyên bố Chủ tịch phản đối một cuộc không kích gần đây của quân đội Myanmar làm trên 100 người thiệt mạng, trong đó có cả dân thường.
Binh sĩ gác trên đường phố tại Naypyidaw, Myanmar. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trên trang web chính thức của ASEAN, Tuyên bố Chủ tịch nêu rõ: “Mọi hình thức bạo lực phải được chấm dứt ngay lập tức, đặc biệt là sử dụng vũ lực nhằm vào dân thường. Đây là cách duy nhất để tạo một môi trường mang tính xây dựng, hướng đến một cuộc đối thoại toàn dân tộc nhằm tìm một giải pháp hòa bình bền vững tại Myanmar”.
Trước đó, vụ không kích xảy ra ngày 11/4 tại một ngôi làng ở vùng Sagaing, nhằm vào một sự kiện có khoảng 150 người tham dự. Đây là vụ không kích gây thương vong lớn nhất tại Myanmar kể từ khi quân đội lên nắm quyền tháng 2/2021.
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào tháng 2 vừa qua đã khẳng định lập trường thống nhất của ASEAN trong cách tiếp cận hoặc xử lý vấn đề Myanmar là thực thi Đồng thuận 5 điểm (5PC). Nguyên tắc 5PC do lãnh đạo ASEAN thông qua tháng 4/2021 nhằm hỗ trợ Myanmar ổn định tình hình, tham gia hiệu quả hợp tác ASEAN, xây dựng cộng đồng.
Các điểm thống nhất của ASEAN về Myanmar gồm chấm dứt bạo lực, đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan, gửi viện trợ cho Myanmar, bổ nhiệm đặc phái viên ASEAN để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán và cho phép đặc phái viên ASEAN đến Myanmar.
Đặc phái viên ASEAN tới Myanmar, nỗ lực hòa giải tình hình
Đặc phái viên ASEAN Prak Sokkhorn thảo luận về tình hình Myanmar với Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing trong chuyến công du đến nước này.
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing tiếp Đặc phái viên Prak Sokhorn vào ngày 21.3. Ảnh AFP
Đài NHK ngày 22.3 đưa tin đặc phái viên ASEAN, Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn đã gặp Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing trong chuyến công du tại nước này, nhằm hòa giải giữa chính quyền quân sự và phe đối lập thuộc chính phủ dân sự trước đó.
Thông cáo của Hội đồng Điều hành nhà nước Myanmar cho hay ông Hlaing bảo vệ việc tiến hành chính biến vào năm ngoái. Theo đó, ông cho rằng có bất thường trong bầu cử năm 2020, nên quân đội phải giành quyền điều hành đất nước.
Mặt khác, ông còn cáo buộc những người biểu tình chống quân đội đã phá hoại các cơ sở chính phủ và trường học.
Ông Hlaing và Đặc phái viên ASEAN đã thảo luận về "tình hình biểu tình và bạo lực bắt nguồn từ bất đồng chính trị", bên cạnh hợp tác về nhân đạo.
Chuyến công du 2 ngày của ông Sokhonn sẽ kết thúc trong hôm nay 22.3, nhằm "khuyến khích tham vấn chính trị với tất cả các bên liên quan", theo thông cáo trước đó của chính phủ Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay.
Quân đội Myanmar kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng
Trước đó, ông Sokhonn đã đề nghị gặp các thành viên "Chính phủ Thống nhất quốc gia" do những nghị sĩ thuộc đảng của cựu Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi thành lập sau chính biến.
Chính quyền quân sự Myanmar xem đó là "những kẻ khủng bố" và đã bác bỏ đề nghị của ông Sokhonn, theo Reuters.
Năm ngoái, Myanmar từ chối để đặc phái viên ASEAN thăm bà Suu Kyi. Sau đó, ASEAN đề nghị Myanmar cử đại diện phi chính trị tham dự một hội nghị của khối.
Indonesia nỗ lực thúc đẩy Đồng thuận 5 điểm về Myanmar Ngày 5/4, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, trong 3 tháng qua, với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2023, nước này đã nỗ lực thúc đẩy thực thi Đồng thuận 5 điểm (5PC) của các nhà lãnh đạo ASEAN về Myanmar. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi phát biểu tại họp báo về nỗ lực của Chủ tịch ASEAN Indonesia 2023...