Indonesia quyết mua máy bay Su-35 của Nga dù làm Mỹ “phật ý”
Một quan chức cấp cao Indonesia cho biết Mỹ đã bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc Indonesia mua máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 của Nga, nhưng Jakarta vẫn giữ vững lập trường trong thương vụ này.
Máy bay chiến đấu Su-35 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Báo Jakarta Post đưa tin ngày 9/8, Tổng Giám đốc cục Ngoại thương trực thuộc Bộ Thương mại Indonesia, Oke Nurvan cho biết Mỹ đã tỏ rõ sự không hài lòng với thương vụ Jakarta mua 11 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
“Trong quá trình chúng tôi trao đổi và thương lượng với Nga, Mỹ đã cố gắng can thiệp”, ông Oke cho biết.
Quan chức trên nói rằng Indonesia đã đồng ý chi 1,14 tỷ USD để mua 11 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 của Nga. Hồi tháng 8 năm ngoái, Indonesia và Nga đã ký kết một thỏa thuận ghi nhớ để đổi 11 máy bay chiến đấu Sukhoi do Nga sản xuất để lấy các hàng hóa của Indonesia gồm dầu cọ, cà phê, cao su và trà với tổng trị giá là 570 triệu USD, tương đương 1 nửa thương vụ mua máy bay Sukhoi.
Video đang HOT
Ông Oke nhấn mạnh mô hình trao đổi thương mại này có thể trở thành hình mẫu cho các thương vụ của Indonesia với các đối tác nước ngoài trong tương lai. Ông cho biết thêm Indonesia sẽ tiếp tục theo đến cùng kế hoạch mua Su-35 dù có thể làm Mỹ “phật lòng”.
Su-35 là máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ 4 do tập đoàn hàng không Sukhoi sản xuất với khả năng linh động cao. Được sản xuất từ thập niên 1980, Su-35 phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-27 và được NATO gọi với tên khác là Flanker-E.
Su-35 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.500 km/giờ và có thể bay liên tục 3.400 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Nó được trang bị pháo 30 mm cùng 12 giá treo bom và tên lửa. Phạm vi tác chiến của máy bay này lên tới 1.600 km. Nga đã triển khai Su-35 tham gia cuộc chiến chống khủng bố tại Syria và máy bay chiến đấu này đã chứng minh được năng lực vượt trội trong các cuộc không kích của quân đội Nga.
Giới chuyên gia quân sự nhận định tính năng của Su-35 vượt trội hơn so với các máy bay thế hệ 4 của phương Tây và là đối thủ đáng gờm của máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Jakarta Post
Nga đổi Su-35 lấy... nông sản Indonesia
Theo RIA Novosti, Nga và Indonesia đã chính thức ký hợp đồng thương vụ 11 chiếc tiêm kích Su-35 với hình thức thanh toán đầy bất ngờ.
Nguồn tin này cho biết, theo thỏa thuận đạt được giữa Nga và Indonesia trong thương vụ Su-35, hai bên đã đồng ý thanh toán theo hình thức đổi nông sản lấy 11 chiếc Su-35.
Lãnh đạo Bộ Thương mại Indonesia, là Enggartiasto Lukita cho biết, quốc gia này sẽ đổi cà phê, trà, dầu cọ và các mặt hàng khác để mang về 11 chiếc tiêm kích thế hệ 4 Su-35 của Nga.
Tiêm kích Su-35.
Vị quan chức này cho biết: "Việc trao đổi lấy 11 chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 bằng nhiều mặt hàng xuất khẩu của Indonesia như cà phê, trà và dầu cọ cũng như các sản phẩm quốc phòng chiến lược sẽ diễn ra dưới sự giám sát của chính phủ hai nước".
Theo vị lãnh đạo này, Tập đoàn Rostec của Nga cũng đã ký một văn bản ghi nhớ thỏa thuận thương mại với công ty nhà nước PT Perusahaan Perdagangan của Indonesia. Cụ thể, Rostec cam kết thực hiện đúng những gì đã ký kết trong chương trình trao đổi thương mại giữa Nga và Indonesia.
Không những vậy, tập đoàn của Nga sẽ chọn các mặt hàng được dùng để trao đổi thương mại với phía Indonesia cũng như chọn đối tác thương mại và nhà sản xuất cho thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.
Tập đoàn Rostec ra thông báo cho biết: "Thỏa thuận này cho phép mở rộng nguồn cung các mặt hàng từ Indonesia, sao cho phù hợp nhất với thị trường Nga. Một loạt các mặt hàng sẽ được thảo luận trong nhóm cố vấn đặc biệt".
Theo Đại sứ Indonesia tại Nga Vahid Supriyadi, hai bên đã hoàn tất quá trình đàm phán các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là vấn đề phía Nga chuyển giao công nghệ sản xuất Su-35 cho Indonesia.
Ông cho biết, hiện vẫn chưa rõ cụ thể là nước này sẽ sản xuất bao nhiều chiếc Su-35 sau khi được chuyển giao công nghệ nhưng tại thời điểm này có thể khẳng định rằng, thông tin chắc chắn là phía Indonesia đã ký hợp đồng mua 11 chiếc Su-35 sản xuất tại Nga.
Theo ông, đây là giai đoạn đầu tiên của sự hợp tác trong lĩnh vực này, còn giai đoạn 2 là hợp tác chuyển giao công nghệ để nâng tầm ngành công nghiệp quốc phòng nước này mới là quan trọng. Luật pháp của Indonesia quy định, mỗi thiết bị quân sự được mua phải đi kèm với việc chuyển giao công nghệ.
Ông Jan Pieter Ate - Cục trưởng Cục Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng Indonesia xác nhận rằng, bất kỳ hợp đồng mua vũ khí nước ngoài nào của Indonesia cũng phải kèm theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ chế tạo, để phát triển công nghiệp hàng không nước nhà.
Theo Hòa Bình (Báo Đất Việt)
Indonesia khoe hợp đồng tỷ USD mua tiêm kích Su-35 Jakarta tuyên bố hoàn tất hợp đồng mua 11 chiếc Su-35S của Moscow, trong đó một nửa được thanh toán bằng hàng hóa. Hai bộ trưởng trong buổi họp báo công bố hợp đồng mua tiêm kích Su-35S. Ảnh: Livejournal. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Raymizard Raikada và Bộ trưởng Thương mại Enggartiasto Lukita hôm 22/8 cho biết đã thống nhất điều khoản...