Indonesia phủ nhận chi tiền cho cuộc gặp với Tổng thống Obama
Cuộc gặp giữa 2 tổng thống Indonesia và Mỹ diễn ra hồi cuối tháng 10 được cho là nhờ một công ty truyền thông Singapore thu xếp, và Jarkata phải trả tiền cho phi vụ này.
Indonesia phủ nhận việc trả tiền cho công ty tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Indonesia với Tổng thống Mỹ – Ảnh: AFP
Tháng 10.2015, Tổng thống Indonesia, Joko “Jokowi” Widodo thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ và ở đây ông gặp Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, cuộc gặp được cho là nhờ tài “ lobby” (xúc tiến quan hệ) của một công ty truyền thông Singapore, và Jakarta đã phải trả 80.000 USD cho công ty này.
Cáo buộc xuất hiện trong một bài báo hôm 6.11 trên một trang mạng phân tích tin tức thời sự có tên là New Mandala, của ông Michael Buehler, giáo sư trường đại học London, theo Straits Times.
Trong bài viết này, tác giả cho biết công ty tư vấn Pereira International có trụ sở ở Singapore và công ty quan hệ công chúng R&R Partners ở Las Vegas, Mỹ đã đứng ra sắp xếp cuộc gặp giữa chính phủ Indonesia và Nhà Trắng.
Bài báo kèm theo bản sao của hợp đồng thỏa thuận giữa 2 công ty nói trên và công ty Singapore đã thanh toán 80.000 USD cho phi vụ sắp xếp để Tổng thống Indonesia vào Nhà Trắng.
Bài báo không cho biết vì sao phải nhờ đến công ty truyền thông lo vụ này, thay vào đó tác giả bài báo đặt vấn đề vì sao phải tốn tiền thuế của dân cho việc mà lẽ ra Đại sứ quán Indonesia có thể làm được. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Indonesia đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này.
Video đang HOT
“Bộ Ngoại giao lấy làm tiếc về vấn đề (cáo buộc) này, không chính xác, vô căn cứ và gần như bịa đặt”, Bộ Ngoại giao Indonesia cho hay trong một thông cáo phát đi hôm 7.11 được kompas.com dẫn lại, theo Jakarta Post.
Bộ Ngoại giao Indonesia nhấn mạnh rằng chuyến công du của Tổng thống Jokowi được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Obama trong một cuộc họp song phương giữa 2 nhà lãnh đạo bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức ở Trung Quốc thượng tuần tháng 10.2014.
Thông cáo cho biết chuyến đi được sắp xếp bởi Ngoại trưởng Retno Marsudi cùng nhiều quan chức của các bộ ngành khác của Indonesia, trong đó có cả Đại sứ quán Indonesia ở Washington, theo Jakarta Post.
“Bộ Ngoại giao chưa bao giờ chi tiền cho dịch vụ lobby mặc dù chúng tôi biết rằng đó là một phần trong hoạt động ở chính trường Mỹ mà chính phủ các nước thường sử dụng trên đất Mỹ”, thông cáo viết.
Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo công du nước Mỹ trong 4 ngày nhằm xúc tiến hợp tác kinh tế với Washington, theo truyền thông phương Tây. Tuy nhiên, ông đã phải rút ngắn chuyến đi còn 3 ngày vì vấn đề khẩn cấp ở nước nhà, đó là nạn khói mù do cháy rừng trở nên nghiêm trọng buộc ông phải có mặt để chỉ đạo đối phó.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Việt Nam đề nghị Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu đề nghị với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai nước cần kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì hòa bình trong khu vực.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay. Ảnh: Quý Đoàn.
Đón tiếp ông Tập đến thăm cấp nhà nước chiều qua, ông Trọng cho rằng hai nước nên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông, tăng cường xây dựng lòng tin để triển khai thuận lợi các dự án hợp tác trên biển mà hai bên đã nhất trí, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Theo Tổng bí thư, Việt Nam và Trung Quốc cần tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không để vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Hai bên nên thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình.
Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc cùng đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Hai bên nên triển khai hiệu quả, thực chất các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tích cực trao đổi tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài hai bên đều chấp nhận được. Việt Nam có thái độ tích cực đối với vấn đề hợp tác cùng phát triển trên biển tại khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng quan hệ hai Đảng, hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp, thể hiện sự coi trọng của Trung ương Đảng, Chính phủ Trung Quốc và cá nhân ông Tập Cận Bình trong việc củng cố tình hữu nghị Việt - Trung, thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ hai Đảng, hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, hai nước Trung - Việt có lợi ích chung rộng rãi, hợp tác hữu nghị luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước. Trung Quốc coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". Theo ông Tập, hai bên cần nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ Việt - Trung, tăng cường tin cậy chính trị, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần đóng góp cho hòa bình, phát triển và phồn vinh của khu vực.
Ông Tập cho biết Trung Quốc nỗ lực cùng Việt Nam kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ hai nước và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Trung Quốc và các nước ASEAN cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy đàm phán, xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới.
Hai nhà lãnh đạo cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không ngừng củng cố tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước trong tình hình mới. Hai nước cần phối hợp thực hiện tốt ba văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền, thúc đẩy sự phát triển khu vực biên giới hai nước.
Ông Trọng cũng đề nghị Việt Nam và Trung Quốc triển khai các biện pháp thiết thực thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng và bền vững, thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối khuôn khổ "hai hành lang, một vành đai" với những nội dung phù hợp trong sáng kiến "một vành đai, một con đường" trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ Nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện.
Ông Tập khẳng định Trung Quốc không theo đuổi xuất siêu sang Việt Nam, sẵn sàng thúc đẩy cán cân thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững, sẽ khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường hợp tác về thương mại và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Ông Tập chúc Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vào đầu năm 2016, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sau cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến Lễ ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Trong đó có "Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2020", Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sang dự Hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Việt Nam vào năm 2017.
Việt Anh
Theo VNE
Chủ tịch Trung Quốc đề xuất 4 phương hướng hợp tác với Việt Nam Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra các đề xuất hợp tác trong thời gian tới khi hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều nay. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình chiều nay. Ảnh: Reuters Bốn phương hướng mà Trung Quốc muốn thúc đẩy với Việt Nam là hai bên tăng cường gặp gỡ cấp cao,...