Indonesia: Núi lửa Merapi phun trào, tung khói bụi cao 6.000 m
Núi Merapi ở Indonesia đã phun trào hai lần hôm 21-6, tung những đám mây khói bụi cao đến 6.000 m lên bầu trời.
Núi Merapi, cao gần 3.000 m ở ranh giới tỉnh Trung Java và Đặc khu Yogyakarta, là một trong những ngọn núi lửa hoạt động dữ dội nhất thế giới. Yogyakarta cũng là thủ đô văn hóa của Indonesia.
Hãng tin AFP dẫn thông báo của Cơ quan địa chất Indonesia cho biết hai vụ phun trào kéo dài khoảng bảy phút, khiến chính quyền địa phương ra lệnh cho cư dân tránh xa khu vực dài ba km quanh miệng núi lửa và đề phòng dung nham.
Núi lửa Merapi phun trào hai lần hôm 21-6. Ảnh: THE STRAITS TIMES/AFP
Cơ quan này chưa nâng cấp trạng thái cảnh báo của núi lửa sau hai vụ phun trào, nhưng họ khuyên các máy bay thương mại nên thận trọng trong khu vực. Tình trạng núi Merapi hiện đã ở mức cảnh báo thứ 3 kể từ khi nó bắt đầu phun trào trở lại hồi tháng 8 năm ngoái, theo hãng tin Bloomberg.
Truyền thông địa phương cho biết người dân ở các khu vực lân cận bao gồm Sleman và Klaten đã nghe thấy những tiếng động ầm ầm vào sáng 21-6.
Trước đó vào ngày 13-2, núi lửa Merapi phun trào trong gần hai phút, tung khói bui lên cao gần 2.000 m, đe dọa sự an toàn của người dân và khách du lịch tại những khu vực xung quanh núi lửa.
Vụ phun trào lớn cuối cùng của núi lửa Merapi vào năm 2010 đã làm thiệt mạng hơn 300 người và buộc phải sơ tán khoảng 280.000 cư dân khỏi các khu vực xung quanh.
Đó cũng là vụ phun trào mạnh nhất của núi lửa Merapi kể từ năm 1930, vốn đã giết chết khoảng 1.300 người, trong khi một vụ phun trào khác vào năm 1994 đã cướp đi khoảng 60 sinh mạng.
Indonesia có hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ và gần 130 ngọn núi lửa đang hoạt động.
Quốc gia quần đảo Đông Nam Á nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, một vùng bất ổn địa chất rộng lớn, nơi sự va chạm của các mảng kiến tạo gây ra các trận động đất thường xuyên và hoạt động núi lửa nghiêm trọng.
Núi lửa Trung Quốc chực chờ thức giấc sau 500.000 năm
Một ngọn núi lửa ở Trung Quốc tưởng chừng đã ngủ yên nay lại đang chực chờ thức giấc.
Theo một nhóm các nhà địa vật lý, một ngọn núi lửa ở phía đông bắc Trung Quốc có thể đang tích tụ một lượng lớn dung nham bên trong nó và chuẩn bị cho một đợt phun trào mới, theo báo South China Morning Post.
Nguy cơ núi lửa thức giấc sau 500.000 năm
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện hai khoang dung nham khổng lồ dưới núi Wei, nằm trong cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở tỉnh Hắc Long Giang, giáp biên giới với Nga và Triều Tiên. Những khoang núi lửa này cao khoảng 100 m và rộng đến 5 km.
Núi Wei nằm trong khu vực cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc). Ảnh: HANDOUT/SCMP
Thông tin này thực sự gây bất ngờ cho các nhà khoa học bởi núi lửa này từng phun trào cách đây hơn 500.000 năm và được cho là đã ngừng hoạt động vĩnh viễn. Các chuyên gia địa chất lâu nay tập trung nhiều vào núi lửa Trường Bạch (còn được gọi là Paektu) mà không nghĩ rằng núi Wei vẫn còn nguy cơ đe dọa.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Địa chất tháng này, mức độ nguy hiểm nếu núi Wei phun trào sẽ tương đương với núi lửa Trường Bạch, được biết là một trong những sự kiện núi lửa phun trào mạnh nhất từng được ghi nhận, với khu vực hứng tro bụi trải dài từ Nhật Bản đến Greenland.
Bất ngờ phát hiện 2 khoang dung nham
Chuyên gia địa vật lý Trương Hải Dương thuộc nhóm nghiên cứu của ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở TP Hợp Phì, tỉnh An Huy. Nhóm này đã đi đến gần 100 địa điểm trên núi Wei để nghiên cứu.
Nhóm này đã sử dụng các bộ cảm biến để phát hiện các bất thường điện từ sâu bên dưới lòng đất. Họ đã thử tìm kiếm dung nham và đã tìm thấy nó nằm bên dưới núi lửa ở độ sâu 15 km. Họ cũng tìm thấy một khoang dung nham khác ở độ sâu 8 km.
Theo tính toán của các nhà địa vật lý, 15% khoang phía trên hiện chứa đầy dung nham. Một số nghiên cứu cho rằng nếu dung nham hình thành thêm và làm đầy khoảng 40% khoang chứa thì một vụ phun trào có thể sẽ diễn ra.
Núi Wei là một phần của cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì, hiện có 14 miệng núi lửa nằm rải rác trên một cao nguyên rộng 500 km2 được hình thành từ dung nham. Các nghiên cứu trước đây cũng đã phát hiện cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì và núi Trường Bạch có mối liên kết với nhau.
Lần phun trào cuối cùng tại cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì là vào đầu thế kỷ 18. Ảnh: HANDOUT/SCMP
Ông Trương và nhóm nghiên cứu lưu ý rằng hoạt động địa chấn đã tăng lên tại núi Trường Bạch từ năm 2002 đến năm 2005.
Lần phun trào gần đây nhất của núi Trường Bạch là vào năm 1903. Họ kết luận rằng hoạt động núi lửa ở khu vực đông bắc Trung Quốc có thể đang ở giai đoạn hoạt động trở lại và việc giám sát ngọn núi lửa này là rất cần thiết.
Ông Xu Jiandong, giám đốc bộ phận nghiên cứu núi lửa tại Cơ quan Động đất Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết vụ phun trào cuối cùng tại cánh đồng Ngũ Đại Liên Trì là vào đầu thế kỷ 18. Hai ngọn núi lửa phun trào thời điểm đó là núi Laohei và núi Huoshao. Hai ngọn núi lửa này đã được theo dõi chặt chẽ trong nhiều thập kỷ.
"Chúng tôi đã không phát hiện bất kỳ khoang dung nham nào đang hoạt động bên dưới hai núi lửa Laohei và Huoshao. Tuy nhiên, việc núi Wei hình thành hai khoang dung nham quả thật kỳ lạ. Nếu thực sự có những khoang dung nham khổng lồ trong khu vực, chúng ta nên tìm hiểu những hoạt động địa chấn liên quan. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên theo dõi, chúng tôi gần như không thu thập được gì. Toàn khu vực lâu nay vẫn rất yên tĩnh" - ông Xu nói.
'Siêu núi lửa' Yellowstone phun trào có thể giết chết hàng tỷ người Khám phá thế giới: Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Geology, các nhà khoa học đã chỉ ra viễn cảnh tồi tệ nếu 'siêu núi lửa' Yellowstone tại Công viên Quốc gia Yellowstone (Mỹ) phun trào lần nữa. Theo như các chuyên gia, nếu ngọn núi lửa nằm sâu dưới Công viên Quốc gia Yellowstone bùng lên...