Indonesia nói lời cứng rắn về thái độ Trung Quốc trên biển Đông
Indonesia vừa đưa ra thông điệp được cho là cứng rắn nhất từ trước đến nay về &’đường 9 đoạn’ phi lý và những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thái độ kiên quyết
Khi nói về vấn đế tranh chấp Biển Đông với tờ Yomiuri (Nhật Bản) ngày 23/3, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định “đường 9 đoạn” Trung Quốc đưa ra trên Biển Đôn hoàn toàn không có cơ cở pháp lý.
“Chúng ta cần hòa bình và ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương để phát triển kinh tế. Do đó, chúng tôi ủng hộ Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), đồng thời tổ chức đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Trung Quốc và ASEAN”, ông Widodo nói.
Đồng thời ông Widodo đã bác bỏ “đường 9 đoạn”, một trong những tuyên bố chủ quyền chính của Bắc Kinh trên biển Đông. “Đường 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra không có cơ sở theo luật pháp quốc tế” – ông nói.
Tổng thống Indonesia đưa ra phát biểu trên trong chuyến thăm Nhật Bản (từ ngày 22 – 25/3). Sau Nhật Bản, ông tiếp tục đến Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ông thể hiện quan điểm về vấn đề Biển Đông kể từ khi nhậm chức tổng thống vào tháng 10/2014.
Với &’đường 9 đoạn’, Trung Quốc ngang ngược đòi độc chiếm 90% trong tổng diện tích 3,5 triệu km2 của Biển Đông, khu vực được đánh giá là giàu khí đốt cũng như có tuyến thương mại hàng hải trị giá khoảng 5.000 tỉ USD mỗi năm.
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông hồi năm 2014.
Tham vọng của Trung Quốc và vấn đề tranh chấp trên Biển Đông đã được Indonesia xác định là thách thức trong tương lai gần với nước này ngay từ đầu năm 2014. Nhận định của Indonesia được đưa ra trng nội dung của bài viết đăng tải trên tạp chí Foreign Policy nhân sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Video đang HOT
Nhận định này được củng cố bằng cơn khát năng lượng ngày một khủng khiếp của Trung Quốc. Dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy đến năm 2035, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sẽ gấp đôi Mỹ và gấp ba Liên minh châu Âu (EU).
Biển Đông không chỉ là tuyến hàng hải huyết mạch mà còn được đánh giá cao về trữ lượng dầu khí, trong đó có vùng đáy biển xung quanh Natuna – quần đảo thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia nhưng rủi thay lại bị “đường lưỡi bò” của Trung Quốc liếm mất một phần.
Indonesia từng nhiều lần khẳng định không có tranh chấp với Trung Quốc tại Natuna bởi tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý. Nhưng Bắc Kinh đơn giản là phớt lờ những tuyên bố của Jakarta.
Đáng chú ý, Tư lệnh quân đội Indonesia – Tướng Moeldoko – gần đây thừa nhận “thách thức chính của Indonesia trong tương lai gần là các tranh chấp trên biển Đông và an ninh biên giới”. Trước mắt, căn cứ không quân Ranai trên quần đảo Natuna đã được tăng cường an ninh đáng kể.
Trước đó, vào tháng 2/2014, sau khi Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa thẳng thừng: “Chúng tôi nhấn mạnh với Trung Quốc rằng chúng tôi không chấp nhận một vùng nhận dạng tương tự trên Biển Đông”.
Chuyên gia Scott Bentley, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cho rằng đã đến lúc Jakarta định hình lại chính sách ngoại giao để thích ứng với môi trường hàng hải ngày càng nóng bỏng. Một tương lai mà Indonesia can dự nhiều hơn để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Biển Đông gần như là chắc chắn.
Tàu tuần duyên của Mỹ hiện diện tại Biển Đông.
Vai trò của Mỹ
Theo giới chuyên môn nhận định, việc Jakarta có những tuyên bố cứng rắn trên là do sự thuyết phục của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Cụ thể, trong một bài viết hồi đầu tháng 3/2015, Thiếu tá Hải quân Mỹ Jeff W. Benson kêu gọi lập Trung tâm Hoạt động Hàng hải Quốc tế (IMOC) đối phó với Trung Quốc và đặt trụ sở tại Indonesia.
Trung tâm này sẽ là sự thể hiện bằng thực tế trước các cam kết của Washington đối với các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. IMOC sẽ giám sát các diễn biến ở Biển Đông và Ấn Độ Dương nhằm đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Trong khi đó, theo Thiếu tá Benson, Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã không ngừng tăng cường các nỗ lực chế tạo tàu ngầm và tàu chiến.
Chưa kể, tới năm 2020, theo một số nguồn tin, PLAN sẽ triển khai gấp đôi số lượng tàu ngầm ở châu Á-Thái Bình Dương, cao hơn so với 60% số tàu ngầm mà Mỹ dự kiến điều tới vùng này. Cùng với đó, PLAN cũng không ngừng tăng cường các hoạt động ở Ấn Độ Dương và Biển Đông.
Theo chia sẻ của ông Benson, IMOC sẽ đóng vai trò là cầu nối quan trọng để tăng cường các mối quan hệ hàng hải với Ấn Độ, Indonesia và lực lượng hàng hải của các quốc gia Đông Nam Á khác.
Trước khi Mỹ đưa ra sáng kiến này, hồi cuối năm 2014, tờ Học giả Ngoại giao (Nhật Bản) đưa tin, một cố vấn cao cấp của Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố, Indonesia sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền trong các vấn đề hàng hải như đánh bắt cá phi pháp từ Biển Đông.
Theo bài báo, khi phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, cựu sĩ quan chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Indonesia Luhut Panjaitan nói: “Chủ quyền của Indonesia là không thể đàm phán… Về điểm này, chúng tôi rất kiên quyết”.
Luhut Panjaitan nói, trong vấn đề Biển Đông, mặc dù Indonesia có thể trợ giúp thu hẹp bất đồng giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, nhưng Indonesia cũng sẽ không tránh né khai thác tài nguyên ở vùng biển của mình. Điểm này đặc biệt đối với quần đảo Natuna, Indonesia luôn lo ngại một phần vùng biển xung quanh quần đảo này có chồng lấn với yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.
Luhut Panjaitan nói: “Đối với quần đảo Natuna, chúng tôi xác định chắc chắn rằng, đây là lãnh thổ của Indonesia, đến nay, tôi cho rằng không có bất cứ vấn đề gì. Tôi nghĩ, chúng tôi sẽ đến khai thác… khí đốt”.
Ông còn nói, hợp tác ở quần đảo Natuna giữa Công ty dầu mỏ quốc gia Indonesia và Công ty Chevron Mỹ sẽ có lợi cho bảo vệ chủ trương chủ quyền của Indonesia, bởi vì có sự tham gia của Mỹ. Luhut Panjaitan còn cho biết: “Đây là một trong những mục tiêu, phát đi tín hiệu với Trung Quốc: Được rồi, anh không thể đến đây, bởi vì ở đây cũng có Mỹ hiện diện”.
Theo Đất Việt
An ninh cho huyết mạch trên biển
An ninh hàng hải, cả an ninh truyền thống và phi truyền thống, đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đòi hỏi các quốc gia ASEAN phải tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa.
Các binh sỹ đặc nhiệm hải quân Indonesia diễn tập chống cướp biển ở eo biển Malacca
Tờ "New Straits Times" của Malaysia ngày 17-3 dẫn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein tại Hội nghị Bàn tròn các Tư lệnh Hải quân ASEAN cho rằng các nước thành viên cần tăng cường hơn nữa hợp tác hải quân và các cơ quan chấp pháp biển nhằm đảm bảo an ninh hàng hải một cách hiệu quả hơn. Bởi theo Bộ trưởng Hishammuddin, an ninh hàng hải đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn cho cả khu vực lẫn cho mỗi thành viên ASEAN.
Phát biểu trên của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia được đưa ra khi mà các vấn đề an ninh nói chung, đặc biệt là an ninh hàng hải, đang là một thách thức, đồng thời là mối lo ngại sâu sắc của các nước ASEAN. Những thách thức này đến từ các mối đe dọa an ninh truyền thống lẫn an ninh phi truyền thống.
Sau một thời gian hoành hành dữ dội vào đầu những năm 2000 với việc cướp biển tại eo biển Malacca chiếm tới 40% tổng số vụ cướp biển trên toàn thế giới trong 1 năm, nạn hải tặc tại khu vực này đã giảm rất nhanh chóng vào năm 2011 do bị lực lượng an ninh các nước ASEAN mạnh tay trấn áp, triệt phá. Tuy nhiên, cướp biển lại có xu hướng gia tăng trở lại từ năm 2013 tới nay, đe dọa tuyến vận tải biển huyết mạch qua khu vực.
Bên cạnh đó, gia tăng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông kéo theo các hành động gây căng thẳng đã tạo ra nguy cơ, rủi ro an ninh nghiêm trọng với hoạt động vận tải trên Biển Đông. Trong khi đó, hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông.
Đảm bảo an ninh hàng hải qua khu vực biển ASEAN trong bối cảnh đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng với không chỉ nền kinh tế các quốc gia trong khu vực mà cả thế giới. Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 9 (ADMM-9) diễn ra ngày 16-3 trên đảo Langkawi của Malaysia, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nêu rõ, an ninh Biển Đông bị thách thức nghiêm trọng do một số hoạt động không tuân thủ chuẩn mực quốc tế và các cam kết khu vực, trực tiếp tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực và hoạt động kinh tế của người dân.
Chính vì thế, không chỉ thúc giục các quốc gia ASEAN tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh hàng hải, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cũng đề xuất các thành viên hiệp hội cùng áp dụng mô hình hoạt động Tuần tra tại eo biển Malacca (MSP) từng được một số thành viên triển khai thành công. MSP là chương trình tuần tra trên không và trên biển chung giữa Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, đã giúp làm giảm đáng kể nạn cướp biển tại eo biển Malacca.
Trong động thái được xem là sự trùng hợp ngẫu nhiên, Chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, Phó Đô đốc Robert Thomas, ngày 17-3 cũng kêu gọi các nước Đông Nam Á thành lập một lực lượng hàng hải kết hợp để tuần tra trên Biển Đông. Phó Đô đốc Thomas cam kết Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ sẵn sàng hỗ trợ nếu các thành viên ASEAN có ý định thành lập lực lượng hàng hải chung để góp phần đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực.
Theo Hoàng Hà
An ninh Thủ đô
Indonesia siết chặt hoạt động trái phép của tàu cá Trung Quốc Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia ngày 23.01 thông báo bắt giữ 9 tàu cá của Trung Quốc thâm nhập hải phận nước này. Chính quyền Jakarta tuyên bố xét lại thỏa thuận ưu đãi cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong các vùng biển của Indonesia. Tàu cá Trung Quốc quy tụ ở Tam Á, Hải Nam, chuẩn bị...