Indonesia nối lại việc sử dụng lô vaccine AstraZeneca bị đình chỉ tạm thời
Indonesia ngày 27/5 đã nối lại việc sử dụng lô vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca bị đình chỉ tạm thời để điều tra do 1 nam thanh niên nước này tử vong sau khi tiêm vaccine hồi đầu tháng.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM), qua các cuộc kiểm tra, có thể kết luận rằng không có mối liên quan giữa chất lượng của lô vacicne AstraZeneca số hiệu CTMAV547 và trường hợp tử vong nói trên.
Cùng ngày, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Philippines cho biết nước này sẽ cho phép sử dụng khẩn vấp vaccine Pfizer/BioNTech đối với trẻ em trong độ tuổi từ 12-15.
Video đang HOT
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech là một trong 7 loại vacicne được phê duyệt lưu hành khẩn cấp tại Philippines.
Trong khi đó, Malaysia thông báo sẽ mua thêm 12,8 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech nhằm đẩy mạnh chương trình tiêm chủng của nước này.
Theo Bộ trưởng Khoa học Malaysia Khairy Jamaluddin, với việc mua bổ sung 12,8 triệu liều, tính đến nay, nước này đã mua tổng cộng 44,8 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech, đủ để tiêm cho 70% người dân.
Indonesia tiếp nhận thêm 8 triệu liều vaccine Sinovac
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 25/5, Indonesia đã tiếp nhận thêm 8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 dưới dạng nguyên liệu thô của hãng Sinovac (Trung Quốc).
Đây là lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 13 mà quốc gia này nhận được từ các nhà cung cấp nước ngoài.
Vaccine ngừa COVID-19 của Sinovac. Ảnh: AFP/TTXVN
Lô vaccine này được chuyển từ Trung Quốc đến Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta bằng máy bay của hãng hàng không quốc gia Garuda, trước khi được vận chuyển đến nhà kho của công ty Bio Farma ở huyện Bandung.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế kiêm Chủ tịch Ủy ban Xử lý COVID-19 và Phục hồi kinh tế quốc gia của Indonesia (KPC-PEN) Airlangga Hartarto cho biết tính đến nay Indonesia đã tiếp nhận 83,9 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 76 triệu liều vaccine Sinovac, 6,41 triệu liều vaccine AstraZeneca và 1 triệu liều vaccine Sinopharm.
Trước đó, ngày 20/5, hãng dược quốc doanh PT Bio Farma cho biết đang đàm phán với công ty dược phẩm Sinovac để mua thêm 120 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.
Theo Bio Farma, cơ quan duy nhất được Chính phủ Indonesia cấp phép nhập khẩu và phân phối vaccine ngừa COVID-19, số vaccine nói trên nằm ngoài hợp đồng mua 140 triệu liều mà hai bên đã thống nhất. Bio Farma cũng sẽ mua 50 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ hãng dược CanSino của Trung Quốc cho chương trình tiêm chủng tư nhân mang tên "Gotong Royong (Hợp tác cùng nhau)". Theo kế hoạch, lô vaccine đầu tiên với 3 triệu liều sẽ được chuyển tới Indonesia trong khoảng thời gian từ tháng 7-9, và thêm 2 triệu liều vào quý IV năm nay. Ngoài Sinovac và CanSino, Bio Farma cũng đã mua 7,5 triệu liều vaccine Sinopharm của Trung Quốc cho chương trình tiêm chủng Gotong Royong. Trong số đó, khoảng 500.000 liều sẽ được bàn giao vào tháng 6 tới.
Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 181,5 triệu người, chiếm khoảng 2/3 dân số vào tháng 3/2022. Sau khi triển khai chương trình tiêm chủng quốc gia miễn phí vào ngày 13/1, quốc gia đông dân thứ tư thế giới này đã khởi động chương trình tiêm chủng Gotong Royong vào ngày 18/5 vừa qua với mục tiêu tiêm chủng cho 70 triệu người vào tháng 8 hoặc tháng 9 tới.
* Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ đề nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinopharm (Trung Quốc) cho các công dân Trung Quốc đang ở khu vực Trung Đông.
Đầu tuần này, hãng thông tấn WAM của UAE cho biết công dân Trung Quốc từ 16 tuổi trở lên có visa ngắn hạn có thể được tiêm 2 mũi vaccine Sinopharm ở Dubai theo thỏa thuận giữa hai nước về triển khai các điểm tiêm phòng COVID-19 cho công dân Trung Quốc trong khu vực.
UAE đã bắt đầu sản xuất vaccine Sinopharm theo một liên doanh giữa doanh nghiệp Group 42 của UAE và CNBG - công ty con của hãng Sinopharm. UAE đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 73% dân số của nước này. Ngày 24/5, UAE ghi nhận thêm 1.512 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 557.610 ca, trong đó có 1.654 ca tử vong.
Đan Mạch tiêm vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson cho những người tình nguyện Đan Mạch là quốc gia châu Âu đầu tiên tạm dừng sử dụng các loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca (Anh) và Johnson & Johnson (Mỹ) do lo ngại về các phản ứng phụ nghiêm trọng. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ishoj, Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN Tuy nhiên, trong thông báo ngày 20/5, giới chức...