Indonesia: Nhiều núi lửa trong tình trạng báo động
Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai quốc gia (NDMA) của Indonesia cảnh báo rằng 7 núi lửa nằm dọc theo các đảo của nước này đang trong tình trạng báo động.
Núi lửa Gamalama ở Bắc Maluku. (Nguồn: Getty Images)
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời người phát ngôn NDMA Sutopo Purwo Nugrowo cho biết trong cuộc họp khẩn cấp ngày 7/1, NDMA đã thảo luận về việc chuẩn bị các biện pháp cần thiết cho những kịch bản xấu nhất sẽ xảy ra.
Bảy ngọn núi lửa nói trên thuộc các núi Papandayan ở Tây Java, Karangetang và Lokon ở Bắc Suilawesi, Ijen ở Đông Java, Gamalama ở Bắc Maluku, Anak Krakatau ở Lampung và Lewotolo ở Đông East Nusa Tenggara.
NADM hiện đang theo dõi chặt chẽ tất cả số núi lửa này và chuẩn bị các biện pháp giảm thiểu thiệt hại phù hợp với tình hình cụ thể của môi trường xung quanh và đặc điểm của mỗi núi lửa, trong đó có kế hoạch sơ tán người dân, chuẩn bị nơi lánh nạn, cung cấp hậu cần, máy móc và thành lập các nhóm tình nguyện viên.
Trước đó, ngày 6/1, ngọn núi lửa ở Lokon đã phun trào các cột tro bụi cao tới 1.500 mét, song đã dịu đi sau đó vài ngày. Tại Bắc Maluku, 296 người hiện vẫn phải sống trong các trại lánh nạn kể từ khi núi lửa Gamalama ở đây phun trào hồi đầu tháng 12/2011./.
Video đang HOT
Theo TTXVN
Núi lửa lớn nhất châu Âu thức giấc
Etna - núi lửa lớn nhất châu Âu nằm trên đảo Sicily thuộc miền nam Italia, đã thức giấc vào hôm thứ Sáu (6/1).
Dung nham phun trào từ đỉnh núi cao 3.295 m
Một cột khói khổng lồ xuất hiện trên bầu trời của hòn đảo xinh đẹp thuộc vùng biển Địa Trung Hải, cùng những dòng dung nham lớn.
Đợt phun trào lần này không gây gián đoạn các chuyến bay mặc dù các nhà chức trách đã nhóm họp khẩn cấp gần khu vực sân bay Catania.
Cột khói lớn bốc lên bầu trời bao trùm hòn đảo xinh đẹp Sicily
Viện Vật lý địa cầu và Núi lửa Catania cho rằng đợt phun trào đã tạo cột khói cao tới 5.000 m so với mực nước biển và dung nham phun trào từ một miệng núi lửa mới hình thành ở độ cao 3.295 m nằm bên phía đông nam của ngọn núi.
Các trận phun trào núi lửa từ núi Etna thường kéo dài vài ngày và có thể buộc sân bay Catania ngừng hoạt động
Trong năm 2011, núi Etna đã phun trào vài lần, tuy nhiên phần lớn các đợt phun trào chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
Vào tháng 7/2011, người dân trên đảo Sicily đã vô cùng hoảng hốt khi thấy đồng hồ của mình chạy nhanh hơn 15 phút và cho rằng núi lửa chính là nguyên nhân của sự việc bất thường này.
Việc núi lửa phun trào ảnh hưởng lớn tới các loại đồng hồ điện tử, đồng hồ đeo tay, hệ thống máy tính và cả đồng hồ báo thức.
Sự việc được đặt biệt quan tâm khi nhiều người dân địa phương đi làm sớm hơn ngày thường. Đồng thời một trang Facebook cũng đã được lập ra để những người quan tâm cùng nhau bày tỏ ý kiến.
Ngoài hoạt động của núi lửa Etna, họ còn cho rằng nguyên nhân khiến đồng hồ chạy nhanh hơn có thể do người ngoài hành tinh, ma quỷ, các cơn bão mặt trời và mất điện do sự cố liên quan tới đường truyền dưới biển.
Không một chuyến bay nào bị hoãn mặc dù làn khói từ núi lửa bao trùm một khu vực rộng lớn
Đợt phun trào lần này đã tạo cột khói cao tới 5.000 m so với mực nước biển
Theo Infonet
Núi lửa Indonesia phun trào, hàng nghìn người sơ tán Núi lửa Gamalama ở Indonesia bừng tỉnh, phun tro bụi và dung nham phủ kín phía đông Indonesia, khiến hàng nghìn người dân phải rời bỏ nhà cửa. Theo AFP, núi lửa Gamalama đã hoạt động trở lại kèm theo các cột tro bụi có độ cao hơn 1.700 mét sáng 4/12. Hiện chưa có thông tin về thương vong sau vụ việc....