Indonesia nghi có âm mưu chống phá chính phủ trong vụ gạo ‘nhựa’
Bộ trưởng Nội vụ Indonesia lên tiếng yêu cầu cảnh sát mở ngay cuộc điều tra về gạo “nhựa” độc hại vì lo ngại đây là một âm mưu chống
Khách hàng kiểm tra chất lượng gạo trước khi mua tại một khu chợ đầu mối ở Đông Jakarta (Indonesia) trong ngày 20.5 – Ảnh: Reuters
“Kẻ bán gạo giả có lẽ đang tiến hành một âm mưu phản quốc hay đang cố tìm cách chống phá chính phủ”, báo Jakarta Post(Indonesia) ngày 25.5 dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Indonesia, ông Tjahjo Kumolo phát biểu.
Trong khi đó, Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo đã phải lên tiếng trấn an dư luận sau khi có thông tin loại gạo độc hại này có thể là nguyên nhân khiến một cô gái ngụ tại thành phố Medan phải nhập viện và một số người tại một khu chợ thực phẩm ở thành phố Bekasi bị bệnh hồi tuần trước, theo Reuters.
Gạo là loại thực phẩm phổ biến tại Indonesia, nước nhập khẩu gạo lớn thứ ba thế giới; do đó thông tin về gạo độc hại có thể nhanh chóng gây ra tình trạng hoang mang trong dư luận.
Hồi tuần trước, một số thực khách tại một sạp bán đồ ăn ven đường ở Bekasi trình báo rằng họ bị chóng mặt và nôn ói sau khi ăn phải loại cháo tình nghi nấu bằng gạo giả.
Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy loại gạo này có thành phần là nhựa và chất làm mềm nhựa.
Tuy nhiên, Tổng thống Widodo sau đó lên tiếng kêu gọi người tiêu dùng trong nước chờ kết quả kiểm nghiệm chính thức từ chính phủ trước khi đưa ra kết luận về vụ việc.
“Mọi người đừng chỉ bàn tán và khiến vấn đề to ra. Điều quan trọng là phải nhìn vào gốc rễ của vấn đề và xem xét vụ việc có phải phát sinh trên toàn Bekasi hay chỉ từ một quán hàng rong mà thôi”, trang tin Detik (Indonesia) dẫn lời ông Widodo phát biểu ngày 23.5.
Video đang HOT
Một quan chức an ninh Indonesia nói với Reuters rằng cảnh sát đang chờ kết quả kiểm nghiệm chính thức trước khi tiếp tục điều tra vụ việc.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Indonesia đang lên kế hoạch ban hành các quy định siết chặt việc kiểm soát gạo nhập khẩu và giám sát chặt chẽ hơn các cơ sở trữ gạo, Bộ trưởng Thương mại Rahmat Gobel cho hay.
“An ninh đã có hơi thiếu sót”, ông Gobel cho biết, hàm ý muốn nói đến các cáo buộc về gạo giả độc hại đến từ Trung Quốc. Bộ trưởng Thương mại Indonesia khẳng định nước này đã không cấp phép nhập khẩu gạo Trung Quốc trong năm nay.
Tờ The Star (Malaysia) ngày 18.5 đưa tin các trang mạng xã hội gần đây phát tán thông tin gạo giả làm bằng nhựa độc hại của Trung Quốc được cho đã thâm nhập vào các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, đe dọa tính mạng người tiêu dùng châu Á.
Gạo nhựa Trung Quốc được làm từ khoai tây, khoai lang với nhựa tổng hợp, ép thành dạng hạt gạo, được cho là đã có mặt tại những vùng nông thôn ở châu Á, như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và gần đây là Singapore, theo The Star.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Lo ngại làn sóng gia đình trẻ rời Malaysia gia nhập IS
Làn sóng những gia đình trẻ bỏ Malaysia di cư sang Syria, Iraq để gia nhập tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo(IS) đang gây lo ngại cho chính phủ Malaysia.
Nhiều người Malaysia không coi nước này là một quốc gia Hồi giáo "đúng nghĩa" và họ đến với IS để "biến giấc mơ thành hiện thực" - Ảnh minh họa: Reuters
Cảnh sát Malaysia cho biết họ theo dõi những gia đình trẻ người Hồi giáo trong một thời gian dài và nhận thấy việc rời bỏ gia đình, cha mẹ theo lời kêu gọi của IS là một xu hướng đáng lo ngại ở Malaysia. Và lý do để họ ra đi thực sự không thể tin được.
"Đổi với những gia đình này, việc rời khỏi đất nước là để biến "giấc mơ thành hiện thực". Họ xem Malaysia chỉ là "taghut", phải đi đến chính phủ Hồi giáo thực thụ dưới quyền lãnh đạo của 1 quốc vương", ông Ayob Khan Mydin Pitchay, Phó giám đốc Cảnh sát chống khủng bố Malaysia, phát biểu với tờ Malaysia Insider ngày 22.5.
"Taghut" là 1 khái niệm của người À Rập chỉ về tư tưởng, sự tôn sùng cái gì đó nhưng không phải thánh Allah.
Ông Ayob cho biết từ cuối 2014 đến nay, giới chức nước này ghi nhận có ít nhất 10 gia đình với những ông bố, bà mẹ còn rất trẻ (dưới 30 tuổi) đã rời khỏi Malaysia để đến Syria. Tổng cộng 10 gia đình này có 28 thành viên, trong đó có cả trẻ em từ vài tháng tuổi đến 16 tuổi. Họ ở bang Penang và Selangor.
Ông Ayob nói trước đây cũng có làn sóng người rời bỏ Malaysia để gia nhập IS nhưng phần lớn là những cá nhân bất mãn chuyện học hành, hôn nhân, công việc. Họ ra đi vì muốn tìm kiếm cuộc sống mới nơi IS.
"Còn giờ là cả gia đình. Họ cho rằng Malaysia không phải là quốc gia Hồi giáo đúng nghĩa mà chỉ là "taghut". Họ muốn con cái của mình được sống trong một quốc gia Hồi giáo thuần túy", người đại diện của cơ quan chống khủng bố Malaysia chia sẻ.
Vứt bỏ tất cả để đến với IS
Điều đáng lo ngại là họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả để ra đi. Họ bán tài sản, nhà cửa để đến với IS ở Syria hay Iraq. Họ thậm chí còn nói dối và lừa gạt cha mẹ ruột về sự ra đi của mình.
Cảnh sát Malaysia kể về đôi vợ chồng cùng đứa con gái 6 tuổi ở Penang. Aminah và chồng đã lừa bố mình lấy 130.000 RM (48.200 USD) và dùng số tiền này mua 3 vé một chiều cho gia đình nhỏ của mình.
Kế hoạch ra đi của Aminah được sắp đặt hoàn hảo đến mức không ai trong gia đình cô có chút nghi ngờ. Bởi lý lịch gia đình cô chỉ là người Hồi giáo "bình thường", không có xu hướng trở thành cảm tình viên của các tư tưởng cực đoan hay IS nói riêng. Cô có cuộc sống sung túc, cùng chồng quản lý một trong sáu cửa hàng nhỏ của bố.
Cảnh sát tin rằng Aminah đã bị dụ dỗ bởi những lời tuyên truyền của IS thông qua internet ở các mạng xã hội, Ayob nhận định.
Thông tin tình báo cho thấy đàn ông gia nhập IS sẽ tham gia vào lực lượng chiến binh, trong khi phụ nữ và trẻ con thì ở nhà. Mỗi gia đình khi trở thành công dân mới của IS sẽ được phát 200 USD và được cấp cho một căn hộ để sống.
Gia đình họ cũng được nhiều "phúc lợi" khác như con cái được cho vào trường đào tạo chiến binh Hồi giáo, trong khi các ông chồng thì tha hồ được cưới nhiều vợ, vì Hồi giáo cho phép đa thê.
"Điều chúng tôi lo lắng chính là những đứa trẻ sẽ bị nhồi nhét trong Nhà nước Hồi giáo", Ayob chia sẻ. "Số phận của chúng chẳng ai biết sẽ ra sao khi chúng được huấn luyện để trở thành những tay súng Hồi giáo tương lai".
Trước làn sóng ra đi ngày càng tăng của những gia đình trẻ, giới chức Malaysia tìm cách ngăn cản, nhưng kết quả không được nhiều như mong đợi.
Cảnh sát Malaysia cho biết chỉ mới ngăn cản thành công một gia đình khi họ đang chuẩn bị kế hoạch di cư. Đó là hồi tháng 11.2014, Nazahatushima Sahak và chồng Amir Azlan Zainuddin quyết định bán một trường mầm non ở Shah Alam, Selangor, bang được xem là giàu có nhất ở Malaysia.
Cảnh sát bắt vợ chồng này trước khi họ đến được Syria và buộc họ tội ủng hộ khủng bố hồi tháng 11.2014. Hai vợ chồng này đang chờ ngày xét xừ.
Gia nhập IS bị xem là ủng hộ khủng bố, và chính phủ Malaysia đã tuyên chiến chống lại tội này. Hơn 90 người Malaysia bị bắt vì tội này và 17 người trong số đó dính đến kế hoạch tổ chức khủng bố ở Kuala Lumpur.
Minh Quang
Theo Thanhnien
IS tiến về thủ đô của Iraq Nhà nước Hồi giáo (IS) đang tiến về phía Baghdad, trong khi chính quyền thủ đô của Iraq đang chặn cửa ngõ vào thành phố vì lo ngại chiến binh cực đoan trà trộn vào dòng người tị nạn. Người dân chờ đợi trước cầu Bzebiz. Ảnh: CNN Theo Sky News, IS tuyên bố sẽ đánh chiếm Baghdad và thông báo nhóm chỉ...