Indonesia nâng mức cảnh báo đối với núi lửa Anak Krakatoa
Nhà chức trách Indonesia ngày 25/4 đã nâng cảnh báo đối với núi lửa Anak Krakatoa lên mức cao thứ hai trong thang cảnh báo 4 cấp độ của nước này.
Quyết định được đưa ra một ngày sau khi núi lửa này phun trào trở lại, gây ra cột tro bụi cao tới 3.000 mét.
Núi lửa Anak Krakatau ở Indonesia phun tro bụi ngày 18/7/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, nhà chức trách Indonesia cũng đã ban bố mức cảnh báo cao thứ 3 đối với núi lửa Anak Krakatoa, liên quan những hoạt động địa chất mạnh mẽ tại khu vực này hồi tháng trước.
Video đang HOT
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc Trung tâm Giảm nhẹ nguy cơ địa chất và núi lửa của Indonesia – ông Hendra Gunawan khuyến cáo “người dân phải tránh xa khu vực có bán kính 5km tính từ miệng núi lửa đang hoạt động”. Ông Hendra Gunawan đồng thời cho biết các chuyên gia đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể lượng khí thải carbon dioxide (CO2) tại khu vực này. Cụ thể, núi lửa Anak Krakatoa đã “phả” ra 68 tấn CO2 vào ngày 15/4, nhưng chỉ hơn một tuần sau, vào ngày 23/4, con số này đã lên tới hơn 9.000 tấn.
Lớp tro bụi từ núi lửa Anak Krakatoa đã bao phủ vùng eo biển chia cắt đảo Java và đảo Sumatra. Giới chức địa phương đã ban hành cảnh báo, khuyến nghị người dân ở khu vực xung quanh đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Mặc dù vậy, nhà chức trách cho biết người dân sống tại các hòn đảo gần đó không phải đi sơ tán và tuyến đường biển bận rộn từ cảng Merak của Java đến cảng Bakauheni của Sumatra không bị ảnh hưởng.
Núi lửa Anak Krakatoa – một nhánh của núi lửa Krakatoa ở Indonesia – đã phun trào ít nhất 21 lần trong những tuần gần đây nhưng vụ phun trào ngày 24/4 là mạnh nhất. Núi lửa này thi thoảng vẫn phun trào kể từ khi xuất hiện vào cuối thế kỷ trước tại vùng hõm chảo hình thành sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa năm 1883. Vụ phun trào năm 1883 là một trong những vụ gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trong lịch sử, khiến khoảng 35.000 người thiệt mạng. Lần gần nhất Anak Krakatoa phun trào là năm 2018, kéo theo sóng thần khiến 429 người thiệt mạng và hàng nghìn người mất nhà cửa.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi có hoạt động địa chất dày đặc, nên thường xuyên chứng kiến động đất hoặc nủi lửa phun trào.
Núi lửa Anak Krakatoa ở Indonesia phun trào
Ngày 24/4, một nhánh của núi lửa Krakatoa ở Indonesia đã phun trào trở lại, gây ra một cột tro bụi cao khoảng 3.000m lên bầu trời.
Núi lửa Anak Krakatoa. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo đó, núi lửa Anak Krakatoa đã phun ra một lớp tro bụi bao phủ vùng eo biển chia cắt đảo Java và đảo Sumatra. Giới chức địa phương đã ban hành cảnh báo, khuyến nghị người dân ở khu vực xung quanh đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Chuyên gia Deny Mardiono, từ Cơ quan địa chất Indonesia, cho biết vẫn đang ghi nhận những đợt phun trào tiếp diễn với các cột tro bụi cao từ 500-3.000m tính từ đỉnh núi lên bầu trời.
Núi lửa Anak Krakatoa đã phun trào ít nhất 21 lần trong những tuần gần đây nhưng đây là lần phun trào lớn nhất. Giới chức đã đề nghị người dân tránh đến gần khu vực có bán kính 2 km xung quanh miệng núi lửa. Hiện giới chức cũng đang đặt cảnh báo với núi lửa Anak Krakatoa ở cấp 2 trong thang cảnh báo 4 cấp. Người dân và khách du lịch được yêu cầu làm theo đúng hướng dẫn an toàn.
Núi lửa Anak Krakatoa thi thoảng vẫn phun trào kể từ khi xuất hiện vào cuối thế kỷ trước tại vùng hõm chảo hình thành sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa năm 1883. Vụ phun trào năm 1883 là một trong những vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trong lịch sử, khiến khoảng 35.000 người thiệt mạng. Lần gần nhất Anak Krakatoa phun trào là năm 2018, kéo theo sóng thần khiến 429 người thiệt mạng và hàng nghìn người mất nhà cửa.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi có hoạt động địa chất dày đặc, nên thường xuyên chứng kiến động đất hoặc nủi lửa phun trào.
Philippines hạ cảnh báo núi lửa nguy hiểm Ngày 9/4, Viện Núi lửa và địa chấn Philippines đã hạ mức cảnh báo đối với núi lửa Taal, cách thủ đô Manila 66 km về phía Nam. Núi lửa Taal trên hồ nước ở tỉnh Batangas phun tro bụi cao hàng trăm mét lên bầu trời, ngày 26/3/2022. Ảnh (do Viện Nghiên cứu núi lửa và địa chấn học Philippines cung cấp):...