Indonesia mừng Đại lễ Phật đản đầu tiên sau 2 năm gián đoạn vì dịch COVID-19
Hơn 1.000 tăng ni, phật tử từ khắp Indonesia đã tập trung tại chùa Borobudur, ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới, đặt ở Magelang, Trung Java, tham gia các hoạt động mừng Đại lễ Phật đản – Vesak 2022, lần đầu tiên sau hai năm dịch bệnh COVID-19 hoành hành.
Ttăng ni, phật tử tập trung tại chùa Borobudur, tham gia các hoạt động mừng Đại lễ Phật đản – Vesak 2022. Ảnh: AFP
Hàng trăm chiếc đèn được thả lên làm sáng rực bầu trời tối 16/5, đánh dấu sự trở lại của Đại lễ Phật đản ở Indonesia sau 2 năm gián đoạn. Tuy nhiên do dịch vẫn chưa chấm dứt, số người tham gia được giới hạn ở mức 1.200 người. Chỉ những người nhận được giấy mời và đã tiêm đủ liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 mới được phép vào chùa Borobudur tham dự các nghi lễ tụng kinh, thiền… Trước dịch, số Phật tử tham dự sự kiện thường lên tới hơn 20.000 người, đến từ cả trong và ngoài nước.
Các hoạt động mừng Đại lễ Phật đản kéo dài suốt 3 ngày, được phát trực tuyến trên internet để những người không thể tham gia trực tiếp có thể theo dõi.
Trong dân số 270 triệu người của Indonesia đa phần là người Hồi giáo, số người theo đạo Phật chiếm chưa tới 1%. Chùa Borobudur – ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới được xây dựng từ thế kỷ thứ 9, từng bị lãng quên và che khuất bởi tro bụi núi lửa và rừng rậm cho đến tận thế kỷ 19. Sau quá trình trùng tu, ngôi chùa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc công nhận là Di sản Thế giới.
Nga ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất trong một ngày
Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận 968 ca tử vong - mức cao nhất trong 1 ngày kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, và 29.362 ca nhiễm mới.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Cho đến nay, Nga có tổng cộng 7.746.718 ca nhiễm, trong đó có 215.453 người không qua khỏi.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov trong tuần qua cho biết chính quyền Nga đang rất lo ngại trước tỷ lệ tử vong cao vì COVID-19 ở nước này và nguyên nhân chính là do mức độ tiêm chủng chưa đủ. Ông Peskov cũng cho hay Điện Kremlin đã tăng cường các biện pháp nâng cao hiểu biết cho người dân về sự cần thiết của tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
* Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 9/10 cam kết sẽ tăng cường hệ thống y tế của nước này thông qua việc chỉ định thêm nhiều bệnh viện công tham gia điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Phát biểu với báo giới sau khi lần đầu tiên đến thăm một bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 kể từ khi nhậm chức ngày 4/10, Thủ tướng Kishida nêu rõ Chính phủ Nhật Bản cần chuẩn bị cho "tình huống xấu nhất"
Bên cạnh đó, ông cũng đề cập tới cuộc sống của người lao động, trong đó có các nhân viên y tế. Theo Thủ tướng Kishida, cần tạo ra môi trường để người lao động cảm thấy yên tâm và chính phủ cần cải thiện thu nhập của người lao động.
Cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản cho biết số ca nhiễm mới COVID-19 tại thủ đô Tokyo của nước này đã giảm xuống còn 82 ca - mức thấp nhất kể từ ngày 19/10/2020. Hiện số ca nhiễm mới tại Nhật Bản cũng đang có xu hướng giảm, sau khi ghi nhận mức cao kỷ lục vào cuối tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn quan ngại nguy cơ xảy ra làn sóng dịch mới.
Trong đợt bùng phát thứ 5 dịch COVID-19 vào mùa hè, các bệnh viện tại nước này đã rơi vào tình trạng quá tải, nhiều bệnh nhân bị trả về điều trị tại nhà. Trong chiến dịch tranh cử Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) ngày 29/9, ông Kishida cam kết sẽ đưa số bệnh nhân mắc COVID-19 không được điều trị y tế xuống còn 0.
Ấn Độ: 70% người trưởng thành đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya ngày 4/10 cho biết trong số những người trưởng thành của nước này, 70% đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19 và 25% đã tiêm đầy đủ hai mũi. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ....