Indonesia mua nhiều Kilo hơn Việt Nam vì tên lửa 3M-14E?
Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ đàm phán với Nga về việc mua một số tàu ngầm lớp Kilo của nước này nhằm tăng cường khả năng răn đe, sẵn sàng cho các cuộc xung đột tương lai trong khu vực.
Hôm 6-12, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho biết, nước này sẽ cử một đoàn quan chức do Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Marsetio, dẫn đầu sang Nga vào cuối tháng này để bắt đầu đàm phán và đánh giá khả năng kỹ thuật của tàu ngầm Nga.
Phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm kín với Đại sứ Nga tại Indonesia và ASEAN Mikhail Galuzin, ông Purnomo khẳng định Indonesia có kế hoạch phát triển quy mô lớn hạm đội tàu ngầm trong thời gian tới. Ông cho rằng, nước này quan tâm đến các tàu ngầm của Nga là do chúng được trang bị hệ thống tên lửa hành trình hiện đại, có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 300 đến 400 km.
Indonesia sẽ mua số lượng lớn tàu ngầm Kilo của Nga
Bộ trưởng cho biết, hiện chưa thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về vấn đề này vì bộ quốc phòng vẫn đang chờ báo cáo do Tham mưu trưởng hải quân, Đô đốc Marsetyo đệ trình về kế hoạch trong chuyến thăm Nga sắp tới. “Khi có báo cáo của ông ấy, chúng tôi mới có thể quyết định mua các tàu ngầm mới hay hiện đại hóa các tàu ngầm đã qua sử dụng,” ông nói.
Video đang HOT
Theo ông Marsetio, tổng số, Indonesia sẽ cần tối thiểu 12 chiếc tàu ngầm, như được chỉ rõ trong Chiến lược Lực lượng cần thiết tối tiểu của bộ quốc phòng nước này. Tuy nhiên, bộ quốc phòng Indonesia không cho biết chi tiết khoản ngân sách đã được phân bổ cho kế hoạch mua sắm tàu ngầm này.
Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E trên tàu ngầm Kilo có tầm bắn khoảng 300km
Số tàu ngầm mới mua này sẽ được bổ sung cho 3 chiếc tàu ngầm U-209 hiện đang được Tập đoàn đóng tàu Daewoo của Hàn Quốc và nhà máy đóng tàu quốc doanh PT PAL của Indonesia chế tạo. Theo kế hoạch, 3 chiếc tàu ngầm này sẽ được bàn giao vào năm 2015 và 2016, và sẽ gia nhập cùng 2 chiếc tàu ngầm hiện có là KRI Cakra và KRI Nanggala (Type 209 – sản xuất từ năm 1978, mua lại của tây Đức).
Vào ngày 30-10 vừa qua, cũng chính Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro cho biết, chính phủ nước này muốn mua 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga và hiện đang chờ chính phủ Nga đưa ra quyết định cuối cùng. Còn Tham mưu trưởng Marsetyo cũng tuyên bố rằng hải quân Indonesia cần loại tàu ngầm có khả năng tấn công mặt đất và phòng không. Đây là một trong những tính năng mà tàu ngầm lớp Kilo của Nga hiện đang sở hữu.
Theo ANTD
Bà Yingluck có chịu kết cục như người anh trai Thaksin Shinawatra?
Ngày 4-12, một lãnh đạo quân đội Thái Lan trấn an rằng, sẽ không có cuộc đảo chính quân sự nào diễn ra nhằm lật đổ chính phủ đương nhiệm, hay đánh dấu sự kết thúc cuộc khủng hoảng hiện tại đang diễn ra ở nước này.
Đô đốc hải quân Narong Pipatanasai bác bỏ hoàn toàn tin đồn rằng, các nhà lãnh đạo quân đội có thể sẽ tiến hành một cuộc đảo chính mới, để kết thúc cuộc khủng hoảng chính trị do cuộc biểu tình chính trị chống chính phủ diễn ra trên đường phố từ tháng trước.
"Chúng tôi đã học được bài học từ cuộc đảo chính lần trước và không muốn lặp lại một lần nữa. Chúng tôi đang đứng ở một vị trí thích hợp, quân đội không phải là lực lượng giữ vai trò lãnh đạo... Sẽ có một lối thoát cho tình hình chính trị chưa hẳn là đã bế tắc hiện nay" - Đô đốc Pipatanasai cho biết nhưng không giải thích rõ, ông cũng dự đoán tình hình sẽ trở lại bình thường trong thời gian ngắn.
Đô đốc Narong kêu gọi các học giả độc lập, các nhân vật chính trị và công chúng nỗ lực tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị. Ông nói rằng lực lượng quân đội chuyên nghiệp không đủ kinh nghiệm hay hiểu biết các vấn đề chính trị và không thể có bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề này.
Xe tăng quân đội Thái Lan trong cuộc đảo chính năm 2006, lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra - anh trai của đương kim Thủ tướng Yingluck
Ông phủ nhận các nhà lãnh đạo quân sự, trong đó có Tư lệnh quân đội Hoàng gia Thái Lan Prayuth Chan-ocha, tư lệnh không quân Prajin Juntong và ông đã bí mật tổ chức cuộc gặp giữa Thủ tướng Yingluck và lãnh đạo phe biểu tình Suthep Thaugsuban vào hôm chủ nhật.
Cuộc thương lượng không chính thức giữa Yingluck và Suthep dường như đã kết thúc trong bế tắc. Thủ tướng Yingluck cho rằng việc thành lập một "Hội đồng Nhân dân" không qua bầu cử rõ ràng là một hành động vi Hiến, trong khi cựu thủ tướng Suthep khăng khăng khẳng định các cuộc biểu tình sẽ không dừng lại, ngay cả khi Thủ tướng từ chức và giải tán Quốc Hội.
Tư lệnh quân đội Hoàng gia Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định sẽ không có một cuộc đảo chính nào diễn ra
Suthep tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình chống chính phủ sau lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 86 của Quốc vương diễn ra hôm 05-12.
Phó thủ tướng Surapong Tovichakchaikul nói rằng, Suthep có thể đàm phán với chính phủ khi ông ra đầu thú với cảnh sát, và việc ông Suthep kêu gọi lập một Thủ tướng không được bầu cử chỉ là tưởng tượng của riêng cá nhân và điều đó trái với Hiến pháp.
Tình trạng bất ổn trên các đường phố đã tạm kết thúc vào hôm thứ 3 nhằm đảm bảo cho lễ sinh nhật lần thứ 86 của nhà Vua Thái Lan vào ngày hôm nay (05-12) diễn ra trong hòa bình, nhưng Suthep và cựu các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ tuyên bố sẽ tiếp tục tái biểu tình bắt đầu từ hôm thứ sáu.
Theo ANTD
8 chiến hạm Nga ồ ạt đổ bộ vào biển Đông Ngày 3/12, đội tàu chiến gồm 5 chiếc thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga trên đường trở về căn cứ Vladivostok qua biển Đông đã vào thăm Singapore. Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Roman Martov cho biết, đội tàu 5 chiếc tàu chiến của Hải quân Nga gồm tàu khu trục chống ngầm hạng nặng Đô...