Indonesia mua 2 tàu vẽ bản đồ đáy biển và chống ngầm
Indonesia sẽ sớm nhận được 2 tàu tuần tra hỗ trợ ngoài khơi của Pháp, có khả năng vẽ bản đồ đáy biển và tác chiến chống ngầm.
Hải quân Indonesia (TNI-AL) vừa chính thức đặt mua 2 tàu tuần tra hỗ trợ ngoài khơi (OSV) có chiều dài 60m mới, do hãng đóng tàu OCEA SA của Pháp chế tạo, Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết hôm 26/6.
Rachmad Lubis, người đứng đầu Cơ quan Mua sắm Thiết bị Quốc phòng Indonesia nói với IHS Jane’s rằng, hợp đồng mua 2 tàu OSV mới có trị giá 100 triệu USD và đã được chính thức ký kết từ hồi tháng 10/2013 sau khi kết thúc các cuộc thảo luận giữa đại diện chính phủ Indonesia và chính phủ Pháp.
“Tham gia thương vụ đấu thầu của chúng tôi còn có một công ty đóng tàu của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ lưỡng về khả năng cần thiết, bao gồm công nghệ sẽ được lắp đặt trên những con tàu mới, chúng tôi đã quyết định mua tàu tuần tra từ công ty Pháp”, ông Lubis phát biểu trong chuyến thăm tới nhà máy đóng tàu ở Les Sables d’Olonne – nơi đang thực hiện công việc đóng tàu OSV.
Thiết kế đồ họa của lớp tàu tuần tra hỗ trợ ngoài khơi (OSV) của OCEA SA
Video đang HOT
TNI-AL lên kế hoạch triển khai 01 súng máy 20mm và 02 súng máy 12,7mm trên các tàu OSV sau khi hoàn thành đóng mới, mục tiêu trước mắt là giám sát hàng hải và các hoạt động khảo sát đại dương. “Các tàu tuần tra này sẽ lấp đầy khoảng trống về khả năng vẽ bàn đồ dưới đáy biển của chúng tôi”, ông Lubis nói.
Theo nhà sản xuất thì lớp tàu tuần tra hỗ trợ ngoài khơi OSV đóng cho Hải quân Indonesia có lượng giãn nước khoảng 500 tấn, tốc độ di chuyển tối đa 16 hải lý/giờ và được vận hành bởi đoàn thủy thủ 30 người.
Mặc dù chưa có thông tin về các thiết bị thủy văn và hải dương học sẽ được trang bị trên tàu OSV của Indonesia. Tuy nhiên, Đại tá Budi Purwanto – người đứng đầu phòng nghiên cứu thủy văn và hải dương học của TNI-AL nói với các phóng viên rằng, các tàu tuần tra mới sẽ có cảm biết hiện đại để lập được bản đồ đấy biển ở độ sâu tới 6.000m, ngoài ra còn được trang bị khả năng tác chiến chống ngầm.
Được biết, một đoàn thủy thủ của TNI-AL đã lên kế hoạch đến Les Sables d’Olonne (Pháp) vào tháng 7 này để được huấn luyện điều khiển tàu mới trong vòng 5 tuần. Chiếc OSV đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Indonesia vào tháng 2/2015 và chiếc thứ hai vào tháng 11/2015.
Theo các chuyên gia quân sự, việc Indonesia đặt mua các tàu OSV cho thấy họ đang nỗ lực tăng cường khả năng vẽ bản đồ đáy biển thuộc vùng nước chủ quyền nhằm cải thiện khẳ năng tác chiến chống tàu ngầm của mình.
Hạm đội Hải quân Indonesia đang được biên chế 2 tàu ngầm Cakra Type 209/1300 từ năm 1981 nhưng chưa rõ trang thái hoạt động của 2 tàu ngầm này hiện nay ra sao.Trong tương lai họ sẽ nhận thêm vào tàu ngầm hiện đại vào trong hạm đội của mình, trong đó bao gồm việc hợp tác chế tạo 3 tàu ngầm diesel-điện lớp Chang Bogo với Hàn Quốc và dự kiến sẽ bắt đầu tiếp nhận vào năm 2018.
Theo Đất Việt
RFI: Ấn Độ cũng phản đối bản đồ mới của Trung Quốc
Không chỉ vẽ đường biên giới bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông, bản đồ mới của Trung Quốc, vừa được phát hành cách đây vài ngày, còn bao gồm luôn cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, khiến thủ hiến của bang này phải lên tiếng phản đối.
Theo báo chí Ấn Độ hôm nay, 28/06/2014, thủ hiến bang Arunachal Pradesh, Nabam Tuki đã tuyên bố rằng : Hành động này của Trung Quốc không có gì là mới. Chúng tôi phản bác và lên án yêu sách chủ quyền của họ trên vùng Arunachal Pradesh . Ông Tuki cho biết sẽ yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi can thiệp trong vụ này.
Ấn Độ cũng phản đối bản đồ mới của Trung Quốc
Bản đồ mới của Trung Quốc được phát hành đúng vào lúc phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đang viếng thăm Trung Quốc để đánh dấu kỷ niệm 60 hiệp định Panchsheel, ký năm 1954 giữa hai nước, theo đó hai bên tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau.
Cho tới nay, Bắc Kinh và New Delhi vẫn tranh chấp chủ quyền trên phần lãnh thổ biên giới chung. Để chứng tỏ chủ quyền của họ trên vùng Arunachal Pradesh, Bắc Kinh vẫn cấp thị thực xuất cảnh cho người dân bang này.
Đến thăm Ấn Độ gần đây, Ngoại trưởng Vương Nghị đã tuyên bố việc cấp thị thực xuất cảnh cho cư dân bang Arunachal Pradesh là một cử chỉ thiện chí , nhằm tạo điều kiện cho người dân từ bang này tới Trung Quốc. Nhưng lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc không đưa một giải pháp nào cho tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
Hoa Kỳ cũng đã chỉ trích bản đồ mới của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông. Theo tờ nhật báo The Philippines Star, ngày 26/05/2014 vừa qua, tại một cuộc họp của của Hiệp hội Hiến pháp Philippines, Đại sứ Mỹ tại Manila Philip Goldberg cho rằng việc Bắc Kinh mở rộng yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, với bản đồ mới gồm 10 đoạn, là không cơ sở về mặt pháp lý quốc tế .
Thanh Phương (Theo RFI)
Theo NTD
Bản đồ mới của Trung Quốc không có cơ sở Ngày 27.6, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg đã lên tiếng ủng hộ việc Philippines phản đối Trung Quốc phát hành bản đồ mới ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào phạm vi cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh. Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg Theo ông Goldberg, trên bản đồ...