Indonesia: Máy bay cỡ nhỏ chở 6 người rơi xuống rừng rậm
Trong quá trình tìm kiếm chiếc trực thăng gặp nạn chở 6 người gồm một phi công, một thành viên tổ bay và 4 hành khách, lực lượng chức năng đã phát hiện mảnh vỡ của chiếc máy bay.
Máy bay bị rơi. (Nguồn: kompas)
Ngày 23/6, một chiếc máy bay cỡ nhỏ chở 6 người đã gặp sự cố và bị rơi tại tỉnh Highland Papua, miền Đông Indonesia.
Ông Yusuf Latief – người phát ngôn của Văn phòng tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia, cho biết chiếc máy bay Grand Caravan, do công ty PT Samuwa Aviasi Mandiri (SAM AIR) vận hành, đã rơi xuống một khu rừng rậm sau khi rời sân bay Elelim ở Yalimo.
Video đang HOT
Ông Yusuf Latief xác nhận: “Chiếc máy bay đã mất liên lạc vào sáng nay. Những người trên máy bay bao gồm phi công, một thành viên tổ bay và 4 hành khách”.
Trong quá trình tìm kiếm chiếc trực thăng gặp nạn, lực lượng chức năng đã phát hiện mảnh vỡ của chiếc máy bay.
Ông nêu rõ: “Các mảnh vỡ này được quan sát thấy từ trên không. Hiện chúng tôi vẫn chưa tiếp cận được hiện trường”.
Tàu lặn không có hộp đen, xác định nguyên nhân phát nổ bằng cách nào?
Sau khi các mảnh vỡ của tàu lặn mất tích được tìm thấy dưới đáy đại dương, các chuyên gia sẽ chuyển sang việc tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn.
Theo Chuẩn Đô đốc Mỹ John Mauger, những gì họ tìm được cho thấy một vụ nổ thảm khốc đã xảy ra. Bằng chứng là hai mảnh vỡ, một là phần đuôi hình nón và mảnh còn lại là khung tiếp đất của tàu, đã được tìm thấy.
Để trả lời cho câu hỏi tại sao vụ nổ xảy ra và có thể làm gì để ngăn chặn nó, nhà chức trách sẽ phải thu thập mọi mảnh vỡ mà họ có thể tìm thấy, ông Ryan Ramsey - cựu thuyền trưởng tàu ngầm của hải quân Hoàng gia Anh cho biết.
Hãng tin BBC dẫn lời ông Ryan nói: "Do không có hộp đen, nên bạn không thể biết được những chuyển động cuối cùng của tàu lặn. Nếu có hộp đen, quá trình điều tra sẽ diễn ra như với tai nạn máy bay".
Sau khi các mảnh vỡ được đưa lên bờ, các nhà điều tra sẽ tìm kiếm cấu trúc đứt gẫy. Đây là yếu tố then chốt giúp họ nắm được điều gì đã xảy ra. Mỗi mảnh vỡ sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để biết được hướng các sợi carbon, tìm kiếm vết rách giúp hé lộ vị trí chính xác nơi xảy ra đứt gãy.
Câu hỏi lớn mà các nhà điều tra sẽ cố gắng giải đáp đó là liệu nguyên nhân vụ nổ có phải do lỗi cấu trúc hay không. Theo Giáo sư Blair Thornton của Đại học Southampton, nếu đúng là lỗi cấu trúc thì tàu lặn đã phải chịu áp suất cực lớn, tương đương với trọng lượng tháp Eiffel. "Chúng ta đang nói về một vụ nổ hướng vào bên trong của phần thân chính".
Và nếu điều đó thực sự xảy ra, thì nguyên nhân có phải là do thiếu những cuộc thử nghiệm thích hợp như một số chuyên gia đã đề cập trước đó hay không.
"Sợi carbon bị gãy là do các lỗi bên trong", giáo sư Roderick A Smith của Học viện Hoàng gia London cho biết. Ông nhận xét, các mối nối giữa sợi carbon và titan cần được kiểm tra cẩn thận. Do vụ nổ rất mạnh nên khó xác định trình tự các sự kiện. Vì vậy, cần trục vớt các mảnh vỡ để kiểm tra cẩn thận.
Hiện chưa rõ cơ quan nào sẽ dẫn dắt cuộc điều tra nguyên nhân vụ nổ. Đô đốc Mauger nói vụ việc đặc biệt phức tạp vì nó xảy ra ở một vùng biển xa xôi và liên quan đến những người thuộc nhiều quốc tịch. Tuy nhiên, đến nay, tuần duyên Mỹ đã đóng vai trò quan trọng nên có thể sẽ tiếp tục công việc.
Tàu lặn Titan chở 5 người, mất tích hôm 18/6 khi tham quan xác tàu Titanic nằm sâu dưới đáy biển.
Động đất làm rung chuyển miền Đông Indonesia Cơ quan khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia cho biết ngày 11/6, một trận động đất có độ lớn 5,2 đã làm rung chuyển tỉnh Papua, miền Đông Indonesia. Động đất xảy ra vào lúc 13h51 theo giờ Jakarta (cùng giờ Việt Nam), với tâm chấn cách huyện Waropen 18 km về phía Đông Bắc và độ sâu chấn tiêu...