Indonesia lo ngại về những căng thẳng ở Myanmar
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 28/2, Bộ Ngoại giao Indonesia đã ra tuyên bố chính thức liên quan đến tình hình Myanmar.
Cảnh sát được triển khai ở thủ đô Yangon nhằm ngăn dòng người tuần hành phản đối tình trạng bế tắc chính trị tại Myanmar, ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, Chính phủ Indonesia bày tỏ rất lo ngại về những căng thẳng ở Myanmar, đề nghị lực lượng an ninh Myanmar không sử dụng bạo lực và kiềm chế để tránh thêm thương vong, cũng như ngăn chặn tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Tuyên bố của Indonesia được đưa ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính biến tại Myanmar vẫn tiếp diễn, kéo theo đụng độ gây thương vong. Theo một số nguồn tin, đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình ở Myanmar trong ngày 28/2 đã khiến ít nhất 18 người đã thiệt mạng và trên 30 người bị thương. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đều lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình tại Myanmar và yêu cầu chấm dứt bạo lực tại quốc gia này.
Myanmar rơi vào bế tắc chính trị kể từ ngày 1/2 sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang và các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD). Quân đội Myanmar cho rằng có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử gần đây, cho dù Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar bác bỏ cáo buộc này. Quân đội Myanmar cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực, đồng thời phủ nhận việc tiến hành đảo chính, cũng như cáo buộc làn sóng biểu tình trong nước hiện nay có hành vi bạo lực.
Video đang HOT
Đầu tháng 2 vừa qua, ASEAN đã lên tiếng kêu gọi Myanmar theo đuổi “đối thoại, hòa giải và quay lại tình trạng bình thường” sau khi quân đội Myanmar tiến hành cuộc chính biến và lên nắm quyền ở nước này. Tuyên bố của ASEAN nêu rõ “Chúng tôi nhắc lại rằng sự ổn định chính trị tại các nước thành viên ASEAN là cần thiết đối với việc đạt được một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng”.
Đại hội đồng LHQ hôm 26/2 cũng đã tổ chức phiên họp không chính thức thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Myanmar dưới sự chủ trì của Chủ tịch Volkan Bozkir.
Tại phiên họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh những diễn biến hiện nay ở Myanmar có hại cho sự ổn định, phát triển và lợi ích chính đáng của người dân nước này. Do đó, ông kêu gọi các bên ở Myanmar kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng và tiến hành đối thoại hướng tới giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, luật pháp cũng như nguyện vọng và ý chí của người dân.
Cũng theo Đại sứ Đặng Đình Quý, cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi dân chủ ở Myanmar; tôn trọng nguyên tắc độc lập, chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; đồng thời bảo đảm sự an toàn, tiếp cận nhân đạo và các dịch vụ thiết yếu cho người dân Myanmar, nhất là những người dễ bị tổn thương.
Riêng với Việt Nam, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định, vì sự phát triển của chính Myanmar cũng như hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực và quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Việt Nam ủng hộ nỗ lực và vai trò trung gian của Đặc phái viên Burgener, khuyến khích bà Burgener phối hợp với ASEAN trong việc ổn định tình hình ở Myanmar.
Ngoại trưởng Indonesia sắp thăm Myanmar
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi dự kiến đến Myanmar vào ngày 25/2 trong chuyến thăm đầu tiên của một quan chức nước ngoài kể từ sau đảo chính.
Theo văn bản từ Bộ Giao thông Indonesia do Reuters thu thập và xác minh, Ngoại trưởng Marsudi sẽ đến thủ đô Naypyidaw của Myanmar trong sáng 25/2 rồi rời đi vài giờ sau đó.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết bà đang ở Thái Lan và có thể tới thăm những nước khác trong khu vực, nhưng không xác nhận điều gì. Trước đó, người phát ngôn này cho hay một cuộc bầu cử mới tại Myanmar không phải quan điểm của Indonesia.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Jakarta hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters .
Ngoại trưởng Retno hôm qua bày tỏ quan ngại về tình hình Myanmar sau vụ quân đội bắt cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi hồi đầu tháng, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế tối đa nhằm "tránh đổ máu". "Quá trình chuyển đổi dân chủ cần được tiến hành theo ý nguyện của người dân Myanmar", bà nói.
Các nguồn tin cho hay Indonesia đã đề xuất kế hoạch cử quan sát viên ASEAN đến Myanmar, nhằm bảo đảm chính quyền quân sự tổ chức một cuộc bầu cử mới công bằng và toàn diện. Thông tin này khiến một số người biểu tình tại Myanmar tức giận, bởi họ đang yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Suu Kyi và công nhận kết quả cuộc bầu cử tháng 11/2020 mà đảng của bà đã chiến thắng, bất chấp cáo buộc gian lận từ phía quân đội.
Một số người cũng bày tỏ hoài nghi về chuyến thăm Myanmar của Retno. Liên minh Quốc gia Tương lai, một nhóm các nhà hoạt động tại Myanmar, đánh giá động thái này từ phía Ngoại trưởng Indonesia "sẽ đồng nghĩa với việc công nhận chính quyền quân sự". "Chúng tôi kịch liệt phản đối và lên án Indonesia vì cử một phái viên chính phủ đến Myanmar gặp gỡ những kẻ đảo chính", tuyên bố của nhóm này có đoạn.
Trong khi đó, quân đội Myanmar tuyên bố hành động của họ không phải đảo chính, bởi cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được chính phủ giải quyết, đồng thời cam kết trao lại quyền lực cho bên chiến thắng sau khi cuộc bầu cử mới được tổ chức.
Thống tướng Min Aung Hlaing, người đang nắm quyền tại Myanmar, hôm qua còn kêu gọi nỗ lực vực dậy nền kinh tế ốm yếu giữa lúc phương Tây gia tăng biện pháp trừng phạt lên Myanmar, sau khi quân đội sử dụng nhiều biện pháp cứng rắn nhằm kiểm soát làn sóng biểu tình ủng hộ bà Suu Kyi.
Quân đội đã cáo buộc người biểu tình kích động bạo lực, nhưng báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc Tom Andrews cho hay việc hàng triệu người xuống đường biểu tình hôm 22/2 cho thấy họ đã sẵn sàng đương đầu với các mối đe dọa.
Indonesia thúc đẩy đối thoại giải quyết bế tắc ở Myanmar Ngày 24/2, Indonesia thông báo đang đối thoại với các bên liên quan tại Myanmar nhằm góp phần tháo gỡ thế bế tắc chính trị ở quốc gia Đông Nam Á này. Thông tin trên trên được đưa ra trong bối cảnh trước đó một ngày một tài liệu bị rò rỉ từ Chính phủ Myanmar cho thấy Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi...