Indonesia: Lở đất chôn vùi hơn 100 người
Các nhân viên cứu hộ tại Indonesia đang nỗ lực tìm kiếm hơn 100 người mất tích sau khi một trận lở đất gây ra do mưa lớn đã chôn vùi nhiều ngôi nhà trên hòn đảo chính Java của Indonesia.
Lực lượng cứu hộ tại hiện trường vụ lở đất.
Vụ lở đất xảy ra tại ngôi làng Jemblung thuộc quận Banjarnegara ở tỉnh Trung Java vào sáng sớm ngày 12/12.
Ông Sutopo Purwo Nugroho, một phát ngôn viên của Cơ quan giảm nhẹ thảm họa quốc gia Indonesia, cho hay khoảng 105 ngôi nhà đã bị bùn đất – vốn đổ xuống từ các ngọn đồi – cuốn trôi.
Ông Nugroho nói thêm, các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy ít nhất 3 thi thể trong đống bùn đất tại hiện trường và đưa 38 người bị thương tới bệnh viện, 4 trong số đó trong tình trạng nguy kịch.
Hàng trăm nhân viên cứu hộ, trong đó có cảnh sát, các binh sĩ và người dân, đã đào bới trong đống đổ nát để tìm kiếm 107 người hiện vẫn đang mất tích. Các xe ủi đất và máy kéo cũng được điều động tới hiện trường để phục vụ công tác tìm kiếm và cứu hộ.
Khoảng 370 người dân khác tại làng Jemblung đã được sơ tán tới trung tâm tạm trú.
Video đang HOT
Mưa lớn thường gây ra các trận lũ lụt và lở đất hàng năm tại Indonesia, đất nước có khoảng 17.000 hòn đảo, nơi hàng triệu người dân sinh sống trên các khu vực núi non hoặc gần các vùng đồng bằng màu mỡ nhưng dễ bị ngập lụt.
An Bình
Theo Dantri/AP
"Xẻ thịt" sân Chi Lăng làm 10 sổ đỏ, đem thế chấp ngân hàng
Liên quan tới dự án sân vận động Chi Lăng, tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng, các đại biểu (ĐB) đề nghị truy tố các cán bộ để thừa hơn 14.500 lô đất tái định cư.
Ngày 11/12, tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng, các đại biểu (ĐB) đã đều nghị truy tố các cán bộ vì để "thừa" hơn 14.500 lô đất tái định cư, trong khi ngân sách nhà nước tốn hàng chục tỉ đồng để thuê nhà cho người dân vì thiếu đất tái định cư.
Đặc biệt, các ĐB đã chất vấn về việc Đà Nẵng cho phép Tập đoàn Thiên Thanh "xẻ" dự án khu phức hợp thương mại-dịch vụ gần 1 tỉ USD tại sân vận động Chi Lăng làm 10 sổ đỏ, mang thế chấp cho ngân hàng. Các ĐB đang lo lắng sẽ mất sân Chi Lăng...
Sân vận động Chi Lăng theo kế hoạch đã được bàn giao cho Tập đoàn Thiên Thanh trong tháng 8/2014.
Ngân hàng phát mại thì sao?
Về việc Tập đoàn Thiên Thanh "xẻ thịt" sân vận động Chi Lăng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, giải trình: Năm 2010, Đà Nẵng kêu gọi đầu tư và thống nhất chọn Tập đoàn Thiên Thanh làm chủ đầu tư dự án.
Đến năm 2011, Tập đoàn Thiên Thanh có văn bản đề nghị TP Đà Nẵng cho phép họ huy động vốn để đầu tư. Sau khi nhà đầu tư cam kết bằng văn bản, lãnh đạo TP Đà Nẵng thống nhất giao quyền sử dụng đất cho 10 đơn vị thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh để họ huy động vốn. Gần đây lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh bị điều tra vì liên quan đến vấn đề tài chính nên người dân đặc biệt quan tâm vì nó liên quan tới tiến độ dự án mang tầm cỡ là điểm nhấn cho trung tâm TP Đà Nẵng...
"TP Đà Nẵng đã họp đề nghị nhà đầu tư làm khu liên hoàn, không được chuyển nhượng dự án dưới bất kỳ hình thức nào, yêu cầu đảm bảo đúng tiến độ. Nếu nhà đầu tư không thực hiện, TP sẽ thu hồi dự án, kêu gọi đầu tư. Trường hợp không có nhà đầu tư thì dùng nội lực vì đây là dự án có ý nghĩa quan trọng" - ông Nguyễn Ngọc Tuấn nói.
Ông Mai Đức Lộc, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng, "bật lại": "Nói như anh Tuấn là ta cho tách 10 lô để huy động vốn. Cái này đúng hay sai? Nếu sau này cấp phép cho các dự án khác ta có cho phép tiếp tục làm như vậy hay không?". ĐB Nguyễn Hoàng Sơn hỏi: "Sau khi ta cấp cho họ 10 lô đất, họ đem cầm trong ngân hàng. Nếu sau này họ không trả được, ngân hàng phát mại các lô đất, chúng ta tính thế nào?".
ĐB Trần Văn Lĩnh truy tiếp: "Theo luật, ngân hàng đem phát mại, bán đấu giá thu hồi vốn, TP Đà Nẵng có xử lý được không? Có làm được thành khu phức hợp liên hoàn không?".
Ông Tuấn thông tin: "Trong quá trình công an làm việc, UBND TP Đà Nẵng đã cung cấp các hồ sơ liên quan đến việc dự án của Thiên Thanh. Việc Tập đoàn Thiên Thanh đang bị điều tra không ảnh hưởng việc thực hiện dự án. UBND TP Đà Nẵng yêu cầu cơ quan điều tra ghi nhận hai việc. Đó là không cho phép chuyển nhượng dự án dưới bất kỳ hình thức nào; không được phát mại nếu các ngân hàng đặt vấn đề. Quan điểm của TP là xây khu thương mại tổng hợp liên hoàn chứ không được xây dựng manh mún. Khi có kết luận điều tra, chúng tôi sẽ thông báo vụ việc theo thẩm quyền".
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình "Tôi đề nghị quy các cán bộ "ém" đất vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
"Các anh tự tung tự tác..."
Về đất tái định cư, ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng, thông tin: Qua rà soát, Đà Nẵng phát hiện có hơn 14.500 lô đất tái định cư thừa. Nguyên nhân là năm 2010-2014, TP Đà Nẵng tiếp tục di dời giải tỏa 10.000 hộ dân, lập ra 17 ban đền bù giải tỏa (ĐBGT) và công ty, dẫn đến việc thống kê, bàn giao số liệu không đầy đủ, quản lý không nổi....
Đại tá Nguyễn Quốc Bình (Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng) chất vấn: "Tôi muốn hỏi đã năm tháng trôi qua, TP đã trả nợ 1.459 lô đất tái định cư cho dân chưa? Vì sao lại không biết việc cán bộ giấu đất? Nếu không sáp nhập các ban sẽ không biết có 14.506 lô đất thừa... Đất không mất nhưng chúng ta phải chi trả tiền thuê nhà cho dân hơn 36 tỉ đồng trong hai năm qua. Nếu cán bộ các ban không giấu đất, không vô cảm, không tự tung tự tác thì chúng ta đâu mất số tiền vô duyên như thế! Tôi đề nghị quy các cán bộ này vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng... Dân nói rất đúng, các anh tự tung tự tác, tác oai tác quái".
ĐB Nguyễn Đăng Hải, Phan Thị Thúy Linh, đặt câu hỏi và yêu cầu Phó Chủ tịch Nguyễn Duy Khương trả lời ngay: "Có lợi ích nhóm trong việc "ém" đất của dân hay không?".
Ông Võ Duy Khương phân trần: "Như tôi đã trình bày, trong kỳ họp lần này là chưa kịp để đánh giá đầy đủ bởi đây là những việc lớn, chúng ta sẽ tiếp tục xử lý. Trách nhiệm của UBND TP Đà Nẵng thì ủy ban sẽ kiểm điểm làm rõ. Ban nào giấu đất, báo cáo không trung thực thì trưởng ban, cán bộ trực tiếp làm việc này phải chịu trách nhiệm và sẽ xử lý theo quy định".
Về lợi ích nhóm, ông Khương nói: Nếu nhìn trực quan thì cũng phải có cái gì trong đó chứ chẳng lẽ lại tự nhiên như vậy... ĐB Linh hỏi có dấu hiệu lợi ích nhóm hay không thì tôi cũng bí, phải có bằng chứng cụ thể đã.
"UBND TP sẽ nghiêm túc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm, kể cả người đã nghỉ hưu. Ai vi phạm nặng đến mức phải xử lý hình sự thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, dứt khoát không bao che gì chỗ này"- ông Khương khẳng định.
Theo Lê Phi
Pháp luật TPHCM
"Tôi đi thực tế mới lộ ra chuyện giấu đất tái định cư" "Tôi nhận trách nhiệm của mình mặc dù mới nhận việc 2 năm, tôi và anh Chiến cũng thấy lạ vì làm nhiều mà đất năm nào cũng thiếu nên đi kiểm tra và bắt dừng lại ngay. Chúng tôi xin nhận thiếu sót trước nhân dân toàn thành phố". Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn phiên họp ngày thứ...