Indonesia liệu có chuyển hướng chính sách đối ngoại trong tương lai?

Theo dõi VGT trên

Ông Prabowo được kỳ vọng sẽ tiếp tục di sản của Jokowi, trong đó có chính sách đối ngoại.

Indonesia liệu có chuyển hướng chính sách đối ngoại trong tương lai? - Hình 1
Học giả Veeramalla Anjaiah, nhà báo cao cấp, nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS). Ảnh: Đào Trang/P TTXVN tại Jakarta)

Ông Prabowo Soebianto, người được Ủy ban bầu cử quốc gia Indonesia (KPU) tuyên bố là người thắng cuộc, được biết đến là nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược và là người theo chủ nghĩa dân tộc, chú trọng các khía cạnh quốc phòng. Ông Prabowo cũng được đán.h giá cao trong lĩnh vực ngoại giao và quan hệ quốc tế. Bằng chứng có thể thấy từ sự hợp tác giữa các nước về quốc phòng, an ninh, cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến một số khu vực xung đột và hỗ trợ nhân đạo. Ông Prabowo cũng đóng một vai trò nhất định trong các sáng kiến ​​an ninh hàng hải ở vùng biển Indonesia giáp với các nước láng giềng khỏi mối đ.e dọ.a cướp biển và đán.h bắt trái phép.

Ông Prabowo được kỳ vọng sẽ tiếp tục di sản của Jokowi, trong đó có chính sách đối ngoại. Khi lên nắm quyền, Tổng thống Jokowi từng tạo nên bước chuyển mạnh mẽ theo hướng thực dụng, hướng nội, dân tộc chủ nghĩa, đặt lợi ích kinh tế lên trên; ưu tiên song phương đi vào thực chất hơn là đa phương trong quan hệ với các đối tác quan trọng và với các nước lớn. Chính sách này nhằm thúc đẩy các cơ hội hợp tác với các nước lớn, cân bằng các quan hệ với Mỹ và Trung Quốc đồng thời tránh việc phải chọn lựa.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, học giả Veeramalla Anjaiah, nhà báo cao cấp, nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) cho rằng, Indonesia đã nhiều năm theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và chủ động. Cần lưu ý ở đây rằng chính sách đối ngoại độc lập và tích cực của Indonesia không phải là một chính sách trung lập. Chính sách này đến nay vẫn phù hợp và hữu ích vì nhiều lý do. Nó nhấn mạnh vai trò quốc tế của Indonesia trong việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia được tăng cường.

Indonesia liệu có chuyển hướng chính sách đối ngoại trong tương lai? - Hình 2
Các lực lượng an ninh được tăng cường tại trụ sở Ủy ban Bầu cử Quốc gia Indonesia.

Tuy nhiên, ông Anjaiah nhấn mạnh Indonesia nên đóng vai trò tích cực hơn trong Liên hợp quốc, ASEAN, Phong trào không liên kết, APEC, OIC và Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương… Indonesia không nên tham gia bất kỳ liên minh quân sự và siêu cường nào nhưng có thể hợp tác với họ vì lợi ích lớn hơn.

Theo học giả Veeramalla Anjaiah, trong các vấn đề của ASEAN, các chính sách không can thiệp và đồng thuận hiện tại của ASEAN không hiệu quả trong các vấn đề như Biển Đông và Myanmar. Ông Prabowo có thể thay đổi chính sách ở ASEAN để làm cho nó khả thi và hiệu quả trong khi vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước ASEAN.

Video đang HOT

Hợp tác giữa các nước ASEAN sẽ củng cố khả năng tự cường quốc gia của mỗi nước thành viên và khả năng tự cường khu vực của ASEAN, từ đó nâng cao nỗ lực chung xây dựng Khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do, trung lập và thịnh vượng. Hơn nữa, cần thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn giữa các quốc gia ở khu vực Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương. Việt Nam, láng giềng và đối tác chiến lược của Indonesia, sẽ là ưu tiên hàng đầu để duy trì quan hệ tốt đẹp và hợp tác lẫn nhau trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Prabowo.

Học giả Veeramalla Anjaiah cho rằng điểm yếu chính của Indonesia là chưa đạt được những ảnh hưởng về kinh tế và quân sự tương xứng với quy mô đất nước trên trường quốc tế. Ngay cả sau 79 năm độc lập, Indonesia vẫn không có lực lượng thiết yếu tối thiểu để bảo vệ đất đai và tài nguyên của mình. Để củng cố nền kinh tế và quân sự, Indonesia vẫn rất cần hợp tác với các cường quốc trên thế giới.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Prabowo nói rằng Indonesia sẽ vẫn là một cường quốc đứng ngoài khối chỉ tìm kiếm tình hữu nghị đồng thời khẳng định sức mạnh quốc gia phải là sức mạnh quân sự. Những tuyên bố này cho thấy ông Prabowo có thể chuyển hướng chính sách đối ngoại của Indonesia theo hướng tập trung vào an ninh hơn, trong khi người tiề.n nhiệm Jokowi duy trì chính sách đối ngoại khiêm tốn và chủ yếu tập trung vào kinh tế.

Học giả Veeramalla Anjaiah phân tích, chính phủ mới của ông Prabowo có thể sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại hiện tại với trọng tâm tập trung vào an ninh hơn dựa trên nền tảng quân sự. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào Bộ trưởng Ngoại giao mà ông lựa chọn. Nhân vật thân cận với ông Prabowo đang được nhắm tới cho vị trí này là Rosan Roeslani, cựu đại sứ Indonesia tại Mỹ. Tuy nhiên, nhân vật này có nền tảng về kinh doanh chứ không phải đối ngoại.

Ông Prabowo đã hứa hẹn tăng trưởng kinh tế 7% nhưng điều đó đòi hỏi đầu tư nước ngoài rất lớn. Đã xuất hiện câu hỏi về việc liệu ông Prabowo có tiếp tục thu hút đầu tư của Trung Quốc hay chuyển sang các nước như Mỹ, Anh, EU, Nhật Bản và Australia.

Thắng cử trong bối cảnh nền kinh tế Indonesia vẫn tồn tại những yếu kém nhất định với cơ cấu còn bất cập, tốc độ tăng trưởng không bền vững, tệ nạn tham nhũng vẫn gây bức xúc trong xã hội; khủn.g b.ố và xung đột sắc tộc vẫn tiềm ẩn nguy cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chính phủ mới của ong Prabowo sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cả trong nước và quốc tế.

Các chương trình ông Prabowo đưa ra trong chiến dịch tranh cử nhằm thu hút cử tri ủng hộ trước đó, đã làm dấy lên lo ngại về tài chính bởi đó đều là những dự án đòi hỏi số tiề.n “khủng”. Như lời hứa cung cấp bữa trưa và sữa miễn phí cho hàng triệu tr.ẻ e.m Indonesia; việc tiếp tục dự án chuyển đến thủ đô mới Nusantara và kế hoạch hiện đại hóa quân đội với việc xây dựng “Lực lượng tối thiểu cần thiết”.

Một vấn đề lớn khác là an ninh lương thực. Indonesia là nước nhập khẩu ròng gạo, lúa mì, đường, muối, trái cây, thịt bò và đậu nành. Ông Prabowo muốn đạt được khả năng tự cung tự cấp trong sản xuất lương thực và giảm nhập khẩu lương thực và có thể tiếp tục dự án chủ động lương thực, thực phẩm của người tiề.n nhiệm Jokowi.

Học giả Veeramalla Anjaiah nhấn mạnh, ông Prabowo có thể tiếp tục chính sách hiện tại của chính phủ về kinh tế hạ nguồn liên quan đến niken và các khoáng sản khác, đồng thời phải phát triển sản xuất ở Indonesia.

Ông Prabowo có thể phải đối mặt với một số vấn đề cũ như tham nhũng, quan liêu, cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, biến đổi khí hậu và một số vấn đề khác. Ngoài ra, nhiều học giả, dựa trên hồ sơ nhân quyền của ông Prabowo, cũng bày tỏ nghi ngờ quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí có thể bị thụt lùi khi chính phủ mới lên nắm quyền.

Đặc biệt, trên trường quốc tế, Prabowo có thể phải đối mặt với sự vượt trội của Trung Quốc ở châu Á và hành vi mạnh bạo của nước này ở Bắc Natuna. Myanmar và Palestine là hai vấn đề khác mà ông có thể phải đối mặt. Cân nhắc và cân bằng ra sao với một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia và Nhật Bản để thu hút đầu tư… cũng là bài toán lớn đặt ra cho chính phủ mới.

G7 và nỗ lực khẳng định vai trò đầu tàu

Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã kết thúc 3 ngày làm việc tại thị trấn nghỉ dưỡng Karuizawa, tỉnh Nagano, miền Trung Nhật Bản, với tuyên bố chung khẳng định sự đoàn kết trong việc thể hiện vai trò đi đầu nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu.

G7 và nỗ lực khẳng định vai trò đầu tàu - Hình 1
Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại thị trấn Karuizawa, tỉnh Nagano, Nhật Bản, ngày 18/4/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Trong bối cảnh giữa các nước thành viên vẫn còn tồn tại một số bất đồng, việc ngoại trưởng các nước tìm được tiếng nói chung trong cách thức tiếp cận các vấn đề quốc tế cấp bách được giới quan sát đán.h giá là kết quả thành công, qua đó tạo nền tảng cho Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới.

Là nước giữ vai trò Chủ tịch G7 trong năm nay, Nhật Bản đã thể hiện vai trò tích cực, chủ động trong việc hàn gắn và thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên, cũng như thực hiện chủ trương, hành động nhằm nâng cao vai trò và vị thế của nhóm trong việc giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu. Ngay trước thềm hội nghị, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa đã nhấn mạnh rằng Hội nghị ngoại trưởng G7 sẽ thúc đẩy mối quan hệ cá nhân và lòng tin giữa ngoại trưởng các nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên.

Tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị thể hiện sự thống nhất mạnh mẽ của các nước G7 trong việc tái khẳng định cam kết cùng nhau giải quyết những vấn đề như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, mất đa dạng sinh học, y tế, an ninh lương thực và năng lượng, cũng như duy trì và củng cố trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên pháp quyền, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ). Tuyên bố cũng kêu gọi tất cả các đối tác cùng tham gia trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu cấp bách và hợp tác để xây dựng một tương lai tốt đẹp, thịnh vượng và an toàn hơn.

Là khu vực chiếm hơn một nửa dân số thế giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng nhiều tuyến đường biển, đường hàng không huyết mạch mang ý nghĩa sống còn đối với thương mại và kinh tế toàn cầu, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng mang tính chiến lược đối với các nước trên thế giới, trong đó có G7. Điều này lý giải vì sao khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của hội nghị lần này. Tuyên bố chung của các ngoại trưởng G7 khẳng định lập trường đề cao tầm quan trọng của việc đoàn kết giải quyết những vấn đề địa chính trị đang ngày càng phức tạp trong khu vực, đồng thời hợp tác để hiện thực hóa một "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở", thịnh vượng, an toàn, giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Trong định hướng tăng cường hợp tác liên quan đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các nhà ngoại giao hàng đầu của G7 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác với Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và như một phần trong khuôn khổ G7, thường xuyên tiến hành thảo luận và tăng cường hợp tác liên quan đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thúc đẩy quan hệ đối tác với các quốc đảo Thái Bình Dương cũng được nêu bật như một trong những ưu tiên của các nước G7 nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Bên cạnh quan điểm khá cứng rắn trong các vấn đề liên quan tới Trung Quốc hay Nga, các ngoại trưởng G7 cũng nỗ lực tìm kiếm một cách tiếp cận cân bằng, hài hòa hơn. G7 phản đối "hoạt động quân sự hóa" của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng ghi nhận sự cần thiết hợp tác với Trung Quốc trong các thách thức toàn cầu cũng như các lĩnh vực cùng quan tâm, bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, an ninh y tế toàn cầu và bình đẳng giới, đồng thời khẳng định sẵn sàng xây dựng các mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định thông qua đối thoại và thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu.

Tương tự, trong quan hệ với Nga cũng như cuộc xung đột Nga - Ukraine, G7 tuyên bố sẽ tăng cường phối hợp để ngăn chặn các nước cung cấp vũ khí hoặc giúp Nga trốn tránh các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, G7 đã không công bố biện pháp trừng phạt mới nào đối với Nga liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine, qua đó phần nào tránh làm gia tăng thêm căng thẳng.

Ngoài trọng tâm là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các ngoại trưởng G7 cũng khẳng định sự hợp tác để thúc đẩy hòa bình và ổn định tại Trung Đông - Bắc Phi; hướng tới tăng cường hợp tác với các quốc gia Trung Á để giải quyết các thách thức trong khu vực; làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với các quốc gia châu Phi. G7 cũng đề cao tầm quan trọng của việc củng cố sự hợp tác với các nước ở Mỹ Latinh và Caribe nhằm giải quyết những thách thức kinh tế, thiên tai và biến đổi khí hậu, thúc đẩy thương mại, đầu tư.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nữa tại hội nghị lần này là ngoại trưởng các nước G7 đã bày tỏ sự đồng thuận trong vấn đề an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, qua đó thể hiện vai trò đi đầu của các cường quốc trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh và bền vững. Tuyên bố chung nêu rõ G7 tái khẳng định quyết tâm giảm mức tiêu thụ năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả, đẩy nhanh quá trình phát triển và triển khai năng lượng sạch, an toàn và bền vững, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ carbon khỏi các hệ thống năng lượng toàn cầu. G7 cũng sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và bền vững nhằm đạt được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5C.

Là cuộc họp quan trọng cho vấn đề an ninh và chính sách đối ngoại, kết quả thảo luận của các ngoại trưởng G7 lần này được xem là bản phác thảo cho chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 5 tới ở Hiroshima, Nhật Bản. Trong bối cảnh những thách thức mà G7 nói riêng và thế giới nói chung đang phải đối mặt ngày càng phức tạp và cấp bách, quan trọng hơn cả là G7 tìm ra cách phối hợp các hoạt động tập thể để biến nội dung các cam kết thành hành động có ý nghĩa thực sự. Đây cũng là điều mà Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới cần hướng đến.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi
19:55:05 28/09/2024
Sập mỏ vàng ở Indonesia, 15 người thiệ.t mạn.g
07:43:40 28/09/2024

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024

Tin mới nhất

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Không ngừng nỗ lực cứu Trung Đông khỏi một cuộc chiến toàn diện

21:08:50 29/09/2024
Trong những ngày qua, cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục những nỗ lực không ngừng nghỉ để hạ nhiệt căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon, vốn đang đẩy Trung Đông đến gần hơn với một cuộc chiến toàn diện.

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'

13:28:42 29/09/2024
Ngày 25/9, sau sự kiện Meta Connect 2024, cổ phiếu Meta tăng 0,9% và đóng cửa phiên giao dịch ở mức cao kỷ lục là 568,31 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 29/9, cổ phiếu này giảm xuống còn 567,36 USD/cổ phiếu

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

07:29:29 29/09/2024
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người.

Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người

07:21:36 29/09/2024
Mùa mưa năm nay tại Nepal bắt đầu từ ngày 10/6 và đang sắp kết thúc. Trong giai đoạn này, Nepal đã ghi nhận lượng mưa cao hơn trung bình.

Rơi trực thăng tại Pakistan, 6 người thiệ.t mạn.g

07:09:01 29/09/2024
Tổng cộng trên trực thăng có 14 người, bao gồm 2 phi công người Nga. Vụ ta.i nạ.n đã làm 6 hành khách t.ử von.g tại chỗ, 8 người bị thương nặng.

Trọng trách để 'Nhật Bản trở lại'

07:06:30 29/09/2024
Giáo sư chính trị của Đại học Tokyo Yu Uchiyama nhận định ông Ishiba có thể sẽ thể hiện tốt trong cuộc đối đầu sắp tới tại quốc hội với lãnh đạo phe đối lập.

Lật tàu ngoài khơi Tây Ban Nha khiến 9 người thiệ.t mạn.g, 48 người mất tích

07:02:06 29/09/2024
Vào thời điểm vụ việc xảy ra trên tàu có 84 người. Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ ngoài khơi đảo El Hierro, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 27 người.

Lũ lụt và lở đất khiến 28 người thiệ.t mạn.g và mất tích ở Nepal

06:30:59 29/09/2024
Lở đất đã chặn một số đường cao tốc khiến hàng trăm du khách bị mắc kẹt. Tất cả các chuyến bay nội địa từ Kathmandu đã bị hủy từ tối 27/9. Cục Khí tượng Thủy văn dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

Giảm mạnh thuế, Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo

06:28:31 29/09/2024
Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến. Không chỉ gạo đồ, thuế xuất khẩu đối với gạo lứt cũng được giảm xuống còn 10%. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm

Diễn viên Huỳnh Anh Tuấn nấu ăn mướt mồ hôi, ở nhà vườn rộng 6.000m2

Sao việt

22:17:55 29/09/2024
Bước sang tuổ.i 56, diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang tận hưởng cuộc sống bình yên, vui thú điền viên tại nhà vườn rộng 6.000m2 ở Long An.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo

Sao châu á

22:11:27 29/09/2024
Được mệnh danh là đệ nhất mỹ nam Hàn Quốc, song đến nay Jo In Sung vẫn cô đơn lẻ bóng dù đã bước sang tuổ.i 43.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.