Indonesia lên án hành động vô nhân đạo của tàu cá Trung Quốc hải táng thủy thủ
Indonesia hôm 10/5 lên án vụ tàu cá Trung Quốc hải táng thủy thủ Indonesia, khẳng định đây là hành động vô nhân đạo.
Trong cuộc họp trực tuyến hôm 10/5, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết 49 ngư dân Indonesia, từ 19 đến 24 tuổi bị buộc phải làm việc trung bình hơn 18 giờ/ngày trên ít nhất 4 tàu cá Trung Quốc.
Bà Marsudi khẳng định một số ngư dân không được trả công và không nhận được phần tiền đã thỏa thuận về công việc của mình. Công việc mệt mỏi và điều kiện làm việc tồi tệ trên các tàu cá Trung Quốc khiến nhiều thủy thủ Indonesia mắc bệnh và 3 người thiệt mạng. Thi thể 3 người này sau đó bị thả xuống biển ở Thái Bình Dương.
“Chúng tôi lên án cách đối xử vô nhân đạo với các thành viên thủy thủ đoàn Indonesia làm việc trên tàu đánh cá Trung Quốc. Dựa trên thông tin từ các thủy thủ đoàn, công ty tàu cá Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền”, Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. (Ảnh: Tribun News)
Theo bà Marsudi, gần như tất cả thủy thủ Indonesia làm việc trên 4 tàu cá Trung Quốc đã được hồi hương sau khi trải qua thời gian cách ly vì dịch COVID-19 bắt buộc tại khách sạn ở thành phố Busan (Hàn Quốc), nơi các tàu cập cảng sau 13 tháng trên biển.
Video đang HOT
Vài ngày sau đó, truyền thông địa phương Hàn Quốc đăng tải các video làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của dư luận.
Hôm 5/5, một thuyền viên Indonesia không rõ danh tính nói với đài MBC của Hàn Quốc về sự đối xử không công bằng mà anh và các thuyền viên Indonesia khác nhận được khi làm việc trên tàu cá Trung Quốc.
MBC cùng với đó phát sóng đoạn video ghi lại cảnh thi thể ngư dân Indonesia bị thả xuống biển từ một trong các tàu cá Trung Quốc.
“2 ngư dân Indonesia khác chết trước đó cũng bị bỏ rơi. Một số thuyền viên bị bệnh trong hơn 1 tháng nhưng không được chăm sóc y tế”, thuyền viên trên cho hay.
Các thành viên thủy thủ đoàn Indonesia được trả ít hơn 300 USD (hơn 7 triệu đồng) cho 1 năm làm việc trên tàu cá Trung Quốc, ít hơn rất nhiều so với 300 USD/tháng thỏa thuận trong hợp đồng, theo nhóm luật sư Indonesia đại diện cho 14 trong số 49 ngư dân.
Bà Marsudi cho biết chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú ý tới vụ việc và chính quyền 2 nước sẽ mở cuộc điều tra chung về các cáo buộc chống lại công ty đánh cá Trung Quốc.
“Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng công ty này phải thi hành các quyền của các thủy thủ đoàn Indonesia”, bà này cho hay.
Trước đó, hôm 7/5, Indonesia triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Tiêu Thiên để bày tỏ lo ngại của Jakarta về điều kiện sinh sống trên tàu vốn bị nghi là nguyên nhân khiến 4 thuyền viên Indonesia thiệt mạng.
Tàu cá Trung Quốc hải táng thủy thủ Indonesia
Indonesia triệu đại sứ Trung Quốc để làm rõ cái chết của 4 thuyền viên nước này làm việc trên tàu cá Trung Quốc, trong đó 3 người bị hải táng.
Bộ Ngoại giao Indonesia hôm nay cho biết đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Jakarta Xiao Qian sau khi trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh hải táng trên tàu cá treo cờ Trung Quốc. Video cho thấy một nhóm đàn ông thắp hương khấn vái trên tàu, sau đó thả một túi đựng thi thể màu cam xuống biển.
Đoạn video được cắt ra từ một phóng sự được đài truyền hình MBC của Hàn Quốc phát sóng hôm 5/5. Đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia chưa đưa ra bình luận sau khi đại sứ bị triệu tập.
Trong cuộc họp báo hôm nay, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi xác nhận 4 thủy thủ Indonesia đăng ký làm việc trên tàu cá Long Xin 629 của Trung Quốc đã qua đời. Một thủy thủ đó có tên viết tắt là EP qua đời tại Trung tâm Y tế Busan của Hàn Quốc hôm 27/4. Một thủy thủ khác có tên gọi tắt là AR chết trên tàu cá Tian Yu 8 của Trung Quốc hôm 30/3. Hai người còn lại chết trên tàu Long Xin 629 hồi tháng 12/2019.
"Hôm 26/4, đại sứ quán Indonesia ở Seoul được thông báo rằng công dân EP bị ốm. Khi họ liên lạc với EP, ông cho biết đã bị khó thở trong một thời gian dài và ho ra máu", Retno nói. "Trung tâm Y tế Busan thông báo ông này chết vì viêm phổi".
Ngoại trưởng Retno cho biết thủy thủ AR bị ốm từ hôm 26/3 và được chuyển từ tàu Long Xin 629 sang tàu Tian Yu 8 để đưa vào bờ chữa trị. Tuy nhiên, AR chết trên đường về cảng và được hải táng vào sáng 31/3.
"Theo đại sứ quán, tàu này đã thông báo với gia đình AR và được họ cho phép tiến hành hải táng hôm 30/3", bà nói.
Hai thuyền viên Indonesia trên tàu Long Xin 629 chết vì bệnh truyền nhiễm vào tháng 12/2019 cũng được an táng theo cách này, bà Retno cho biết.
Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Xiao Qian. Ảnh: Xinhua.
Retno cho hay bà đã hỏi đại sứ Xiao Qian để làm rõ liệu việc chôn cất được thực hiện trên biển có phù hợp quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay không và các điều kiện không phù hợp trên tàu có liên quan đến các trường hợp tử vong hay không.
Việc triệu đại sứ diễn ra sau khi các nhóm nhân quyền cáo buộc chủ tàu cá Trung Quốc ngược đãi và bóc lột thủy thủ. Tổ chức Công lý Môi trường (EJF), một nhóm bảo vệ môi trường có trụ sở tại Anh, cáo buộc một số thủy thủ phải làm việc 18 giờ nhưng được trả công chưa tới một USD mỗi ngày và những người bị bệnh không được đưa vào bờ lập tức để điều trị y tế.
"Nhóm ủng hộ luật pháp vì lợi ích công cộng (APIL) và EJF đang kêu gọi một cuộc điều tra khẩn cấp của chính quyền Trung Quốc và quốc tế về hành vi của đội tàu này", EJF cho hay.
Indonesia mời gọi Nhật đầu tư Natuna Tổng thống Joko Widodo kêu gọi Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư phát triển nghề cá, năng lượng và du lịch tại Natuna - quần đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Indonesia nhưng nhiều lần bị tàu Trung Quốc quấy phá. Tàu chiến và máy bay Indonesia tuần qua quanh quần đảo Natuna - Ảnh: Reuters Nhà lãnh đạo Jakarta đưa...