Indonesia lần đầu đánh chìm tàu cá bất hợp pháp của Trung Quốc
Indonesia hôm qua đánh chìm một tàu cá lớn của Trung Quốc và 40 tàu nước ngoài khác bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong vùng biển nước này, động thái có thể châm ngòi phản ứng với Bắc Kinh và những nước trong khu vực.
Hải quân Indonesia phá hủy một tàu đánh cá nước ngoài ở gần Bắc Sulawesi hôm qua. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Thủy sản và Hàng hải Indonesia Susi Pudjiastuti cho biết, tàu cá Gui Xei Yu 12661 tải trọng 300 tấn của Trung Quốc đã bị phá hủy bằng thuốc nổ ở bờ biển Tây Kalimantan.
“Đây không phải là cuộc biểu dương lực lượng. Chúng tôi chỉ đơn thuần thực thi pháp luật nước mình,” Jakarta Post dẫn lời bà Susi. Bà ca ngợi việc đánh chìm 41 tàu cá, cho rằng đây là một phần nỗ lực của chính phủ nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên biển của Indonesia.
Video đang HOT
“Việc đánh chìm được thực hiện sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý cho tàu thuyền nước ngoài,” bà nói.
Tàu Gui Xei Yu là tàu Trung Quốc đầu tiên bị đánh chìm kể từ khi Tổng thống Joko Widodo tuyên bố sẽ xử lý các tàu đánh cá nước ngoài bất hơp pháp tháng 12/2014. Ngoài tàu Trung Quốc, chính quyền Indonesia còn phá hủy 40 tàu nữa khắp cả nước, trong đó có 5 tàu Việt Nam, hai tàu Thái Lan, 11 tàu Philippines.
Theo Today Online, hải quân Indonesia đã bắt giữ tàu Gui Xei Yu năm 2009, sau khi nó đánh bắt cá gần Biển Đông, điểm nóng tranh chấp giữa các quốc gia Đông Nam Á.
Ngay sau khi nhậm chức tháng 10 năm ngoái, ông Widodo đã phát động chiến dịch bảo vệ tài nguyên biển và ngành công nghiệp đánh bắt cá trong nước, bị thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm vì nạn đánh bắt cá trái phép. Ông cũng cam kết sẽ tăng cường năng lực hải quân Indonesia.
Trong những tháng gần đây, hàng chục tàu thuyền của Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Papua New Guinea và Philippines đã bị Indonesia đánh chìm.
Giới quan sát dự đoán, Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ khi tàu cá nước này bị đánh chìm, đồng thời, động thái này của Indonesia rất có thể sẽ dẫn đến tranh cãi ngoại giao với những nước trong khu vực.
Hồng Hạnh
Theo VNE
EU dọa cấm nhập khẩu hải sản Thái Lan
Châu Âu có thể cấm nhập khẩu hải sản từ Thái Lan nếu quốc gia này không quản lý được hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, theo AP.
Hải sản bán tại chợ ở tỉnh Nakhon Sawan, Thái Lan - Ảnh minh họa: Reuters
Trong một thông báo đưa ra ngày 21.4, Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu Thái Lan phải cải tổ quyết liệt chính sách bài trừ nạn đánh bắt bất hợp pháp trong vòng 6 tháng nếu không muốn đối mặt với án phạt cấm nhập khẩu hải sản vào EU trong cuối năm nay. Một thành viên EU cho biết đây là lần cảnh cáo cuối cùng của khối này và Thái Lan có thể sẽ mất hơn nửa tỉ euro/năm nếu bị áp đặt lệnh cấm.
Thái Lan hiện là nhà xuất khẩu hải sản lớn thứ ba trên thế giới với doanh thu hằng năm khoảng 5 tỉ euro, sau Trung Quốc và Na Uy, nhưng một số lượng đáng kể tàu bè của nước này hoạt động không đăng ký. Doanh thu xuất khẩu vào EU của Thái Lan dao động từ 575 - 730 triệu euro/năm.
Theo EU, việc đánh bắt bất hợp pháp chiếm khoảng 15% khối lượng đánh bắt toàn cầu, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hoạt động ngư nghiệp hợp pháp.
T.Tiên
(VP Bangkok)
Theo Thanhnien
Trung Quốc xây "tàu sân bay không thể đánh chìm" trên Biển Đông Trung Quốc xây "tàu sân bay không thể đánh chìm" trên Biển Đông, là tựa bài của trang Motley Fool ngày 17.5, nhằm vạch rõ lý do Trung Quốc ngang ngược tuyên bố độc chiếm gần như toàn bộ vùng biển này. Mỹ đang tính khả năng đưa gần tàu chiến đến gần quần đảo Trường Sa "Trong Thế chiến 2, các đô...