Indonesia không phóng thích tù nhân tham nhũng trong dịch COVID-19
Hôm 31/3, Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia cho biết khoảng 30.000 tù nhân sẽ được phóng thích trước thời hạn nhằm ngăn chặn COVID-19 bùng phát tại các nhà tù quá đông đúc.
Các tù nhân tại một nhà tù ở Jakarta, Indonesia. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 6/4 khẳng định rằng chính phủ nước này không có kế hoạch phóng thích các tù nhân bị kết án tham nhũng nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong các nhà tù.
Phát biểu trong cuộc họp trực tuyến, ông Joko Widodo nói rõ: “Chúng tôi chưa bao giờ đả động đến việc phóng thích các tù nhân bị kết án tham nhũng tại các cuộc họp. Không có bất kỳ sửa đổi nào đối với Sắc lệnh số 99 và việc phóng thích chỉ dành cho các tù nhân phạm các tội thông thường.”
Video đang HOT
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp và Nhân quyền Yasonna Laoly cho hay Bộ này đang chuẩn bị sửa đổi Sắc lệnh số 99/2012 trong nỗ lực giảm thiểu sự lây lan của virus SARS-CoV-2 tại các nhà tù.
Theo đó, những người bị kết án tham nhũng có thể được trả tự do với điều kiện trên 60 tuổi và đã chấp hành 2/3 thời hạn tù. Tổng cộng có 300 người thuộc diện này.
Tuy nhiên, hôm 4/4, Bộ trưởng Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh Mahfud MD đính chính rằng Chính phủ Indonesia không có kế hoạch sửa đổi Sắc lệnh số 99/2012 về các điều khoản và thủ tục thực thi quyền của các tù nhân phạm tội tham nhũng.
Hôm 31/3, người phát ngôn của Bộ Luật pháp và Nhân quyền cho biết khoảng 30.000 tù nhân sẽ được phóng thích trước thời hạn nhằm ngăn chặn COVID-19 bùng phát tại các nhà tù quá đông đúc.
Theo báo cáo, có khoảng 270.386 tù nhân trên khắp Indonesia, cao gấp đôi khả năng giam giữ của các nhà tù.
Cùng ngày, Tổng thống Indonesia đã yêu cầu tất cả người dân nước này mang khẩu trang khi ra khỏi nhà theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Australia và Indonesia phản đối hành vi quân sự hóa trên Biển Đông
Tuyên bố chung của Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Australia bày tỏ quan ngại nghiêm trọng trước hành vi quân sự hóa trên Biển Đông.
Ngày 10/2, trong khuôn khổ chuyến thăm Australia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng nước chủ nhà Scott Morrison ra tuyên bố chung, bày tỏ quan ngại nghiêm trọng đối với hành vi quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp trên khu vực Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên liên quan giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế.
Tổng thống Indonesia Widodo và Thủ tướng Australia Morrison. (Ảnh: AP).
Trong chuyến thăm Australia từ ngày 9 đến 11/2, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã có buổi hội đàm quan trọng với Thủ tướng nước chủ nhà Scott Morrison vào ngày 10/2. Kết thúc cuộc hội đàm, các nhà lãnh đạo khẳng định sẽ tăng cường hợp tác trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo Indonesia và Australia khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực; bày tỏ quan ngại nghiêm trọng trước những phát triển gần đây ở Biển Đông, bao gồm việc quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp.
Hai nước cũng kêu gọi giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Hai bên nhấn mạnh,việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông cần đảm bảo phù hợp luật pháp quốc tế, không làm phương hại đến lợi ích và quyền lợi của bên thứ ba hoặc các quốc gia khác.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định: Indonesia mong muốn hợp tác với Australia để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực Thái Bình Dương. Hai nước phải trở thành bạn bè thực sự của các quốc gia Thái Bình Dương, hợp tác với tư cách là đối tác phát triển để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu,đói nghèo và bất bình đẳng xã hội. Hai bên cần ủng hộ khôi phục các nguyên tắc kinh tế mở, tự do và công bằng trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.
Cũng trong chuyến thăm, hai bên đã công bố Kế hoạch hành động 100 ngày để thực hiện Thỏa thuận đối tác kinh tế toàn diện giữa 2 nước (IA-CEPA) và Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2020-2024 trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Theo Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, từ tháng 4/2020, khoảng 99% hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được miễn thuế và giảm thuế theo lộ trình.
Theo HỮU TIẾN (VOV-Australia)
Tổng thống Widodo gửi thông điệp đến Bắc Kinh Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 8-1 tái khẳng định chủ quyền của đất nước khi đến thăm quần đảo Natuna nằm sát biển Đông sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng biển quanh quần đảo này là ngư trường truyền thống của họ. Ông Widodo đưa ra tuyên bố cứng rắn trên khi đến thăm quần đảo Natuna cùng với các quan...