Indonesia khởi đóng khinh hạm tên lửa theo công nghệ của Damen
Ngày 16-4, công ty đóng tàu quốc doanh PT PAL của Indonesia đã bắt đầu khởi đóng một chiếc khinh hạm tên lửa lớp Watchtower theo đơn đặt hàng của bộ quốc phòng nước này.
Phát biểu tại lễ đặt ky khởi đóng khinh hạm mang tên lửa tại thành phố cảng Surabaya, tỉnh Đông Java, tổng giám đốc PT PAL Firmansyah Arifin cho biết “Để tiến hành chế tạo chiếc tàu chiến này, ngày hôm nay chúng tôi đã đặt ky cho chiếc khinh hạm PKR”.
Ông cho biết, chiếc tàu này sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí và trang thiết bị để còn có thể tác chiến chống ngầm, bao gồm tên lửa đối hạm và đối không, ngư lôi và sân đỗ cất cánh cho trực thăng chiến đấu chống tàu ngầm.
Tổng giám đốc PT PAL còn cho rằng dự án đóng tàu PKR cũng sẽ đem lại lợi ích cho công ty thông qua chương trình chuyển giao kỹ thuật của Tập đoàn đóng tàu Damen Schelde Naval Shipbuilding (DSNS) của Hà Lan, công ty đối tác tham gia phát triển dự án này.
Chiến hạm lớp Nakhoda Ragam của hải quân Indonesia
Video đang HOT
Tham dự lễ khởi công, Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio nói rằng việc Indonesia tự sản xuất tàu khu trục và bổ sung các thiết bị cần thiết để loại tàu khu trục này có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử sẽ giúp tăng cường đáng kể sức mạnh hải quân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của đất nước.
Theo Đô đốc Marsetio, dự án đóng tàu này sẽ được chia thành 6 modul hoặc bộ phận gồm 4 modul sẽ được PT PAL chế tạo trong khi 2 modul còn lại, bao gồm cả hệ thống cơ khí và sàn tàu, sẽ được chế tạo tại Hà Lan, và khâu hoàn thiện cuối cùng sẽ được chế tạo tại Indonesia.
Chiếc khinh hạm mới này có chiều dài 105m, và là 1 trong 2 chiếc được hải quân Indonesia đặt mua. Dự kiến, công việc đóng tàu sẽ được hoàn sau 48 tháng nữa và sẽ bàn giao vào tháng 12-2016.
Theo ANTD
Phớt lờ Trung Quốc, Mỹ bán 4 chiến hạm khủng lớp Perry cho Đài Loan.
Thông tấn xã trung ương Đài Loan (Central News Agency - CNA), thường trú tại Los Angeles cho biết, phớt lờ phản đối của Trung Quốc, Quốc hội Mỹ đang hoàn tất các thủ tục bán cho Đài Loan 4 tàu tuần tiễu rất mạnh lớp Oliver Hazard Perry.
Chủ tịch ủy ban ngoại giao của Hạ viện Mỹ Ed Royce cho biết, sau khi được Hạ viện thông qua, bản kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan sẽ tiếp tục được trình lên Thượng viện phê duyệt. Dự án này bao gồm hạng mục bán cho Đài Loan 4 chiếc tàu tuần tiễu (còn được coi là tàu hộ vệ tên lửa) lớp Oliver Hazard Perry (Trung Quốc thường gọi là lớp Perry).
Ngày 1-8-2013, Ủy ban ngoại giao của Hạ viện Mỹ đã thông qua "Dự luật chính sách Đài Loan 2013", trong điều khoản của dự luật này cho phép quan chức cấp cao hai bên thăm viếng lẫn nhau, cũng như đưa ra nhiều yêu cầu phòng vệ giữa Mỹ và Đài Loan.
Dự luật còn cho phép tổng thống Mỹ đồng ý bán cho phía Đài Loan tàu tuần tiễu lớp "Oliver Hazard Perry" và gói nâng cấp các máy bay chiến đấu F-16C/D lên chuẩn E/F để giúp Đài loan nâng cao sức mạnh quốc phòng của mình.
4 tàu lớp Oliver Hazard Perry được bán cho Đài Loan lần lượt là USS Taylor, USS Carr, USS Gary và USS Elrod, trong đó tàu USS Taylor và tàu USS Gary đều bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 1984, còn tàu USS Carr và USS Elrod thì bắt đầu được đưa vào sử dụng vào năm 1985.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố, lập trường của phía Trung Quốc đối với việc Mỹ bán vũ khí quân sự cho Đài Loan là rất rõ ràng, Đại Lục luôn kiên quyết phản đối Hoa Kỳ bán vũ khí quân sự cho Đài Loan dưới bất kỳ hình thức nào.
Bắc Kinh yêu cầu Washington tuân thủ nghiêm ngặt chính sách "một Trung Quốc" và 3 nguyên tắc trong "Tuyên bố chung Trung-Mỹ", các quan chức cao cấp Mỹ - Đài phải chấm dứt thăm viếng lẫn nhau, không làm tổn hại đến quan hệ Trung - Mỹ và phá hoại việc phát triển quan hệ hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Tàu tuần tiễu lớp Oliver Hazard Perry (còn được coi là tàu hộ vệ), có chiều dài 136m, lượng giãn nước 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 176 người. Tàu có phạm vi hành trình tối đa 8.334 km, tốc độ tối đa 29 hải lý/h. Trên tàu có một nhà chứa máy bay có thể sử dụng cho 2 trực thăng.
2 tàu tuần tiễu lớp Oliver Hazard Perry là FFG-33 USS Jarrett và FFG-54 USS Ford
Nguyên bản tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry được trang bị tên lửa hành trình chống hạm chủ lực RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km) được phóng đi từ bệ phóng Mk-13. Bệ phóng Mk-13 cũng được dùng để phóng tên lửa đối không tầm trung SM-1MR (dự trữ 40 đạn) có khả năng bắn hạ mục tiêu ở trần bay hơn 24.000m, tầm bắn từ 70-170km.
Oliver Hazard Perry được trang bị pháo hạm Oto Melara Mk75 cỡ 76mm có khả năng tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ tầm gần ở cự ly tối đa 16km và mục tiêu trên không tầm bắn 12km. Nó được còn trang bị tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Phalanx Mk15 Block 1B (tầm bắn 1.500m) cung cấp khả năng đánh chặn tên lửa hành trình đối hạm và chống máy bay tầm thấp.
Để thực hiện nhiệm vụ săn lùng tàu ngầm, Oliver Hazard Perry trang bị 2 cụm ống phóng MK32 bắn ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 (tiêu diệt mục tiêu ở tầm 11km) và ngư lôi hạng nặng Mk50 (tiêu diệt mục tiêu ở tầm 15km). Với lượng giãn nước lớn và hệ thống vũ khí mạnh mẽ, đến nay Oliver Hazard Perry vẫn được sử dụng trong hải quân 8 nước trên thế giới.
Tuy nhiên, đầu những năm 2000, Hải quân Mỹ đã tiến hành gỡ bỏ hầu hết các bệ phóng Mk-13, hệ thống tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon và tên lửa đối không SM-1MR trên tàu. Như vậy, Oliver Hazard Perry mất hoàn toàn khả năng phòng không tầm trung và tiêu diệt mục tiêu trên biển ở tầm xa.
Tuy nhiên, việc khôi phục những hệ thống vũ khí này đối với Đài Loan không thành vấn đề, họ có thể lắp đặt trên tàu các hệ thống tên lửa chống hạm Hùng Phong II/III, tên lửa phòng không và ngư lôi của mình của mình như đã từng làm với tàu hộ vệ lớp Thành Công - một phiên bản sản xuất tại Đài Loan của tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry.
Theo ANTD
Ngư lôi của tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh cỡ nào? Tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị ngư lôi tự dẫn chống tàu mặt nước, tàu ngầm đạt tầm phóng lên tới vài chục km, khó đánh chặn. Trong bản báo cáo tình hình mua sắm vũ khí của Viện Nghiên cứu Vấn đề Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), xuất bản ngày 30/3/2014 đã tiết lộ một số thông tin...