Indonesia “hùng hồn” tuyên bố có tàu ngầm nội địa năm 2018
Indonesia lên kế hoạch sẽ hoàn thành chế tạo chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên do nước này tự đóng vào năm 2018.
Công ty đóng tàu nhà nước PT PAL của Indonesia sẽ hoàn thành việc chế tạo một tàu ngầm diesel-điện lớp Chang Bogo vào năm 2018, Ủy ban Chính sách Công nghiệp Quốc phòng Indonesia (KKIP) cho biết hôm 19/1.
KKIP được thành lập vào tháng 10/2010 để chính thức hóa các chính sách mua sắm và sản xuất quốc phòng nội địa, họ đã thảo luận về quyết định của chính phủ Indonesia để đầu tư khoảng 250 triệu USD cho ngành đóng tàu ngầm nội địa. PT PAL cũng đã được phân bổ vốn, cho phép họ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nhằm tiến tới sản xuất và hỗ trợ tàu ngầm.
Indonesia tự tin sẽ có tàu ngầm nội địa đầu tiên vào năm 2018.
Theo hãng tin IHS Jane’s, hai chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Chang Bogo đã được PT PAL lên kế hoạch cung cấp vào năm 2017, cả hai tàu này hiện đang được đóng tại nhà máy đóng tàu của Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) của Hàn Quốc với sự tham gia ngày càng tăng các kỹ sư và kỹ thuật viên từ PT PAL. Tàu ngầm Chang Bogo thứ ba sẽ được DSME chuyển giao dây chuyền cho PT PAL Indonesia để họ tự đóng.
Tính tới thời điểm hiện tại, KKIP đã gửi 206 nhân viên và kỹ sư sang Hàn Quốc để cùng làm việc, tiếp thu công nghệ từ DSME.
Video đang HOT
Đô đốc Purnawirawan Sumardjono, người đứng đầu KKIP nói rằng, hình ảnh lớn nhất đằng sau thỏa thuận này là Indonesia sẽ có được khả năng phát triển để hoạt động 12 tàu ngầm.
“Với diện tích vùng biển rộng 5 triệu km2. Ở thời điểm này, chúng tôi chỉ có 2 tàu ngầm”, ông Sumardiono nói. Hải quân Indonesia đang hoạt động 2 chiếc tàu ngầm Type 209 được Đức chế tạo từ những năm 1970.
Đô đốc Sumardjono nói thêm rằng, mục đích cuối cùng của Indonesia là kế hoạch thoát khỏi tình trạng phải nhập khẩu vũ khí, trang bị quốc phòng, thay thế vào đó là việc sản xuất nội địa bao gồm cả lĩnh vực dưới mặt nước. “Nếu chúng tôi có bị cấm vận, chúng tôi cũng không lo sợ”, ông Sumardjono tự tin nói. Ông này còn tuyên bố rằng “một đất nước muốn thay đổi được tiếng nói trên chính trường thế giới, họ cần phải nội địa hóa được ngành công nghiệp quốc phòng”.
Lạc quan quá mức?
Tuy nhiên, với mức độ kinh nghiệm hiện tại của Indonesia trong ngành công nghiệp đóng tàu ngầm, lộ trình mà họ đưa ra (hoàn thành tàu ngầm nội địa đầu tiên trong năm 2018) cho thấy, có vẻ như KKIP đã quá lạc quan. Bởi các báo cáo cho thấy, mới chỉ có một số lượng nhỏ nhân viên được Indonesia gửi đi làm việc ở Hàn Quốc.
Hơn nữa, việc đóng một tàu ngầm như vậy có thể mất từ 4 – 5 năm ngay cả khi họ được hỗ trợ bởi một hệ thống dây chuyền và sự hiểu biết cơ bản. Hoặc lạc quan hơn, họ có thể thực hiện công việc là lắp ráp một con tàu trong nước (các thành phần thiết bị được chế tạo ở mọi nơi) thì tốt cũng phải là năm 2020, còn với tàu ngầm được đóng hoàn toàn nội địa cũng phải đến năm 2022.
Theo Báo Đất việt
Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân Ấn Độ-Trung Quốc
Việc New Delhi triển khai tên lửa đạn đạo Agni V và tàu ngầm hạt nhân nội địa Arihant sẽ mở ra giai đoạn mới trong cuộc đua vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) Vasily Kashin, cả hai hệ thống chờ được đưa vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong những năm tới đều chung mục tiêu cải thiện độ tin cậy của lực lượng hạt nhân Ấn Độ trước các đòn tấn công phủ đầu từ phía Trung Quốc.
Tên lửa Agni V của Ấn Độ
Xét từ khái niệm quân sự, vị trí địa lý của Ấn Độ cực kỳ bất lợi trong trường hợp một cuộc xung đột với Trung Quốc. Ngay cả tên lửa DF-15 của Trung Quốc được triển khai ở Tây Tạng cũng có thể gây tổn thất cho một phần đáng kể lãnh thổ Ấn Độ cũng như một số thành phố lớn ở miền Bắc. Gần như toàn bộ đất nước nằm trong phạm vi hoạt động của các DF-21 Trung Quốc và tên lửa hành trình từ máy bay ném bom H-6K.
Trong khi đó, Ấn Độ chỉ một số nhỏ tên lửa đạn đạo tầm trung Agni có khả năng tấn công các thành phố chính và lực lượng chiến lược Trung Quốc. Sự xuất hiện của tên lửa mới Agni V sẽ cho phép triển khai các căn cứ tên lửa mới ở miền Nam Ấn Độ. Vừa duy trì cự ly an toàn, vừa đặt Bắc Kinh trong tầm ngắm.
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nội địa Arihant
Trong giai đoạn đầu sau khi được nghiệm thu, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nội địa Arihant sẽ chỉ có giá trị quân sự hạn chế vì tầm bay có hạn của tên lửa K-15 (700-750 km với tải trọng 1000 kg). Tuy nhiên, việc chế tạo các phiên bản mới cho tên lửa đang được thực hiện khẩn trương. Trong tương lai, con tàu thực hiện nhiệm vụ trên Ấn Độ Dương sẽ có thể tấn công mục tiêu là các thành phố ở phía nam Trung Quốc.
Có khả năng Trung Quốc sẽ thành lập một đội tàu chiến thường trực ở Ấn Độ Dương gồm các tàu khu trục 052D mang tên lửa hành trình, cho phép tấn công mục tiêu chiến lược ở miền nam Ấn Độ trong trường hợp cần thiết. Về lâu dài, khi Trung Quốc sở hữu các tàu sân bay hạt nhân vào thập kỷ tới, mới là lúc có thể nói về sự triển khai các cụm hàng không mẫu hạm tấn công với hàng trăm tên lửa hành trình, hàng chục máy bay chiến đấu kèm theo vũ khí chính xác cao.
Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo 052 của Trung Quốc
Trong những điều kiện mới đó, Ấn Độ cần phải nhanh chóng phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Đồng thời, nước này có nhu cầu về các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hiện đại bảo vệ an toàn phương tiện mang vũ khí hạt nhân và các tàu mang tên lửa hành trình hạng nặng, với nhiệm vụ đối phó với các chiến hạm lớn, kể cả các tàu sân bay.
Theo ĐSPL
Iran sẽ có hệ thống phòng thủ hiện đại hơn S-300 của Nga Iran sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tự chế Bavar-373, hiện đại hơn hệ thống phòng thủ tầm xa S-300 của Nga, trong vòng 2 năm tới. Một vụ thử nghiệm S-300 của Nga. (Ảnh RT) Chuẩn tướng Farzad Esmaili, Tư lệnh căn cứ không quân Khatam al-Anbiya của Iran, hôm 16/2 đã tiết lộ với hãng tin Fars rằng...