Indonesia hoàn tất các thỏa thuận mua vaccine ngừa COVID-19
Ngày 29/12, tân Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này đang hoàn tất các thỏa thuận mua vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và AstraZeneca (Anh), mỗi loại 50 triệu liều.
Hình ảnh minh họa vaccine ngừa COVID-19 do Công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech phối hợp phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Bộ trưởng Sadikin nêu rõ thỏa thuận với AstraZeneca sẽ được hoàn thành trước cuối năm nay, trong khi thỏa thuận với Pfizer sẽ được ký vào tuần đầu tiên của tháng 1/2021. Trong chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, Indonesia ưu tiên 1,3 triệu nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch. Theo ông Sadikin, đây là lực lượng quan trọng nhất trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á này.
Dự kiến, vaccine của AstraZeneca sẽ được chuyển đến Indonesia vào quý II/2021 và vaccine của Pfizer có mặt vào quý III.
Trước đó, ngày 16/12, Tổng thống Joko Widodo thông báo Indonesia sẽ cung cấp miễn phí vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Giữa những lo ngại về tính an toàn của vaccine, Tổng thống Widodo cho biết ông sẽ là người được tiêm đầu tiên để công chúng có thể an tâm và tin tưởng về vaccine phòng căn bệnh hô hấp nguy hiểm này.
Mười tháng sau khi chính thức ghi nhận các ca mắc COVID-19 đầu tiên, Indonesia đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Đông Nam Á với hơn 719.000 ca mắc và 21.400 ca tử vong. Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 75 triệu người trong vòng 8-9 tháng tới.
* Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) của Philippines cho biết nước này đã cho phép thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 của Janssen, công ty con của hãng Johnson&Johnson (Mỹ).
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 29/12, Giám đốc FDA Rolando Enrique Domingo cho hay các cuộc thử nghiệm có thể bắt đầu trong vài tuần tới. Hiện FDA vẫn đang xem xét đề nghị thử nghiệm giai đoạn cuối đối với vaccine ngừa COVID-19 của các công ty Sinovac và Clover của Trung Quốc.
Mặc dù đã tham vấn với nhiều nhà sản xuất vaccine, cho đến nay, Philippines mới chỉ ký một thỏa thuận cung ứng để có được 2,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19 do hãng dược AstraZeneca phát triển. Nước này có kế hoạch mua 25 triệu liều vaccine của công ty Sinovac với đơn hàng dự kiến bàn giao vào tháng 3/2021, cũng như đang đặt mục tiêu mua từ 4 triệu đến 25 triệu liều vaccine của hai công ty Moderna và Arcturus Therapeutics (đều của Mỹ).
Video đang HOT
Với 471.000 ca mắc COVID-19 và 9.000 ca tử vong, Philippines đã ghi nhận số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao thứ hai ở Đông Nam Á, sau Indonesia.
* Cùng ngày 29/12, lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK) bắt đầu tiêm những mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên cho các nhân viên y tế, đội phản ứng nhanh và các chỉ huy cấp cao, trong đó có Tướng Robert Abrams – người đứng đầu USFK.
Trong thông báo, quân đội Mỹ cho biết USFK triển khai tiêm chủng với vaccine của hãng dược Moderna (Mỹ) tại 3 cơ sở điều trị y tế của lực lượng này. Lầu Năm Góc đã chọn trụ sở USFK là một trong số 4 địa điểm ở ngoài lục địa Mỹ sẽ nhận được lô vaccine đầu tiên.
Theo USFK, sau đợt tiêm chủng này, sẽ có thêm nhiều chuyến vaccine đến Hàn Quốc để tiêm ngừa COVID-19 cho những người đủ điều kiện và mong muốn tiêm chủng.
Trước đó, ngày 25/12, Hàn Quốc đã cho nhập cảnh lô vaccine đầu tiên, là lô vaccine do Moderna sản xuất và dành cho USFK. Máy bay của công ty chuyển phát nhanh FedEx (Mỹ) chở theo lô vaccine được cho là gồm 1.000 liều đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Incheon, phía Tây thủ đô Seoul. Lô hàng này được bảo quản lạnh tại căn cứ Carroll ở phía Đông Nam quận Chilgok trước khi được phân phối tới 3 cơ sở điều trị của USFK.
EU bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Covid-19
Các bác sĩ, y tá và người cao tuổi trên khắp Liên minh châu Âu hôm nay được nhận những mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên.
Dù vài nước như Đức, Hungary và Slovakia, đã bắt đầu tiêm vaccine sớm một ngày, việc 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) phối hợp cùng khởi động chiến dịch tiêm chủng Covid-19 nhằm đưa ra thông điệp thống nhất rằng vaccine hoàn toàn an toàn và đây là cơ hội tốt nhất giúp châu Âu đẩy lùi đại dịch, thoát khỏi khủng hoảng.
Với các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch, việc khởi động chiến dịch giống như lời kêu gọi tất cả 450 triệu người dân châu Âu nhanh chóng đi tiêm chủng để bảo vệ chính bản thân mình và cả những người xung quanh.
Y tá Mihaela Anghel được tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên tại thủ đô Bucharest ngày 27/12. Ảnh: AP .
"Hôm nay tôi tới đây với tư cách một công dân, nhưng trên hết là với tư cách một y tá, đại diện cho ngành nghề của chúng tôi và tất cả các nhân viên y tế khác chọn đặt niềm tin vào khoa học", Claudia Alivernini, 29 tuổi, một trong 5 bác sĩ và y tá đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 tại bệnh viện bệnh truyền nhiễm Spallanzani ở Rome, Italy, cho biết.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz gọi vaccine Covid-19 là yếu tố "thay đổi cục diện cuộc chơi". "Chúng ta đều biết rằng hôm nay không phải ngày đại dịch chấm dứt nhưng nó là khởi đầu của chiến thắng", ông nhấn mạnh.
Chuyên gia về virus hàng đầu Italy Domenico Arcuri đánh giá việc tất cả công dân trên toàn châu Âu cùng khởi động tiêm vaccine trong một ngày là hành động mang ý nghĩa biểu tượng to lớn, là "tia sáng đầu tiên sau đêm đen đằng đẵng".
Tuy nhiên, Arcuri lưu ý rằng tất cả người dân vẫn cần "thận trọng, cảnh giác và có trách nhiệm". "Chúng ta còn cả một con đường dài phía trước, nhưng cuối cùng ta đã thấy chút ánh sáng", ông nói.
Vaccine do công ty BioNTech của Đức và hãng dược phẩm Pfizer, Mỹ, phát triển bắt đầu được chuyển trong các xe container siêu lạnh tới các bệnh viện ở châu Âu hôm 25/12 từ một nhà máy ở Bỉ.
Mỗi nước chỉ nhận một phần nhỏ số vaccine mà họ cần, chưa đầy 10.000 liều trong những lô đầu tiên. Đợt triển khai lớn hơn dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021. Tất cả những người tiêm vaccine hôm nay sẽ phải quay trở lại trong ba tuần nữa để nhận liều thứ hai.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết với hàng loạt loại vaccine bổ sung đang được phát triển, EU sẽ có nhiều vaccine hơn số lượng cần thiết cho tất cả người dân vào năm 2021. Bà thêm rằng EU có thể chia sẻ lượng vaccine thừa với các nước vùng Tây Balkan hay ở châu Phi.
Tại nhà dưỡng lão Los Olmos ở thành phố Guadalajara, phía đông bắc thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, cụ bà Araceli Hidalgo, 96 tuổi, là một trong những người đầu tiên ở nước này được tiêm vaccine Covid-19. "Hãy xem tất cả chúng ta có thể xử lý và đuổi virus đi hay không", bà nói.
Cộng hòa Czech thoát khỏi thảm họa tồi tệ nhất hồi mùa xuân nhưng đã chứng kiến hệ thống y tế trên bờ vực sụp đổ vào mùa thu vì Covid-19. Thủ tướng Czech Andrej Babis rạng sáng nay cũng được tiêm vaccine và khẳng định "không có gì phải lo lắng".
Tổng cộng, 27 nước EU ghi nhận ít nhất 16 triệu ca nhiễm Covid-19 và hơn 336.000 trường hợp tử vong.
Cụ bà Araceli Hidalgo, 96 tuổi, là một trong những người đầu tiên được tiêm vaccine ở Tây Ban Nha ngày 27/12. Ảnh: AFP.
Tại Pháp, nơi những hoài nghi về tính an toàn của vaccine còn tương đối lớn, chính phủ tỏ ra thận trọng trong thông điệp đưa ra và muốn đảm bảo rằng họ không bị nhìn nhận là đang ép buộc người dân tiêm chủng.
Đợt tiêm vaccine đầu tiên tại một viện dưỡng lão ở ngoại ô thủ đô Paris vào ngày 27/12 không được phát trực tiếp trên truyền hình như những nơi khác ở châu Âu và không có bộ trưởng nào tham dự.
Trong số những chính trị gia tham gia tiêm chủng hôm nay để khuyến khích người dân chấp nhận vaccine Covid-19 còn có Bộ trưởng Y tế Bulgary Kostadin Angelov.
"Tôi nóng lòng muốn gặp người cha 70 tuổi của mình mà không phải lo sợ sẽ lây bệnh cho ông ấy", Bộ trưởng Angelov chia sẻ.
Trong lúc đó, một biến chủng của nCoV được phát hiện đầu tiên tại Anh đang lan sang hàng loạt nước như Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Canada và Nhật Bản. Biến thể mới này được cho là dễ lây lan hơn bản gốc. Nó khiến nhiều quốc gia phải áp đặt hạn chế đi lại với Anh.
Andreas Raouna, 84 tuổi, cho hay ông cảm thấy vinh dự khi là một trong những người đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 ở Cyprus. Ông đồng thời chỉ trích các phong trào bài vaccine, gọi đó là hành động "liên minh với kẻ sát nhân". "Nếu Covid-19 tấn công bạn, đó sẽ là kết thúc của bạn", ông nhấn mạnh.
Đức tiêm vaccine Covid-19 sớm một ngày Cụ bà 101 tuổi trở thành người Đức đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 hôm 26/12, một ngày trước khi chiến dịch tiêm chủng chính thức bắt đầu ở EU. Cụ bà Edith Kwoizalla là một trong khoảng 40 cư dân và 10 nhân viên đầu tiên ở viện dưỡng lão bang Saxony-Anhalt, Đức, được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech. Đây là loại...