Indonesia hoãn dời đô vì Covid-19
Indonesia hoãn thực hiện dự án di dời thủ đô trị giá 33 tỷ USD để tập trung nguồn lực đối phó Covid-19.
Chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo năm ngoái công bố kế hoạch trị giá 33 tỷ USD nhằm dời thủ đô hành chính đến tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo vào năm 2024 nhằm giảm gánh nặng cho Jakarta, vốn đã rất đông đúc và ô nhiễm. Quốc hội Indonesia chưa phê duyệt đại dự án này, nhưng chính quyền Tổng thống Widodo đã phân bổ một phần ngân sách để mua đất tại thủ đô mới trong năm nay.
Tuy nhiên, đơn vị phụ trách dự án đã chuyển phần lớn kinh phí, trong đó có khoản chi cho các dự án cơ sở hạ tầng ở thủ đô mới, cho nỗ lực ứng phó Covid-19, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati hôm qua cho biết.
“Một số khoản ngân sách đã được chuyển cho dự án nâng cấp bệnh viện, trong đó có những khoản chi liên quan tới thủ đô mới”, Indrawati nói. Điều này đồng nghĩa với việc dự án dời đô của Indonesia sẽ bị hoãn lại.
Khu vực trung tâm thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 24/3. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch Indonesia vẫn sẽ thực hiện kế hoạch đấu thầu quy hoạch tổng thể thủ đô mới. “Tôi đã hỏi Tổng thống liệu chính quyền có thể phân bổ một phần ngân sách năm 2021 hay không, ông ấy cho biết chúng ta phải cẩn trọng với tình hình hiện tại. Nhưng nếu dự án hỗ trợ phục hồi kinh tế và tăng cường lòng tin thì tại sao không”, bà Indrawati nói.
Video đang HOT
Jakarta là một trong những thành phố đông đúc nhất thế giới với hơn 10 triệu người, cùng khoảng 30 triệu dân sống ở các đô thị xung quanh. Một loạt vấn đề như tắc đường, ô nhiễm, nguy cơ động đất, lũ lụt và tốc độ sụt lún nhanh do khai thác nước ngầm quá mức thúc đẩy chính phủ quyết định dời thủ đô sang nơi khác.
Theo kế hoạch, thủ đô mới của Indonesia sẽ được xây dựng tại tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo. Tổng thống Widodo hồi tháng 12 năm ngoái muốn hoàn tất toàn bộ quá trình, bao gồm cả quy hoạch tổng thể, trong 6 tháng để có thể tiến hành giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cơ bản tại thủ đô mới, sẵn sàng đi vào hoạt động từ 2023.
Tuy nhiên, dự án cũng vấp chỉ trích bởi nguy cơ gây ra tác động tới môi trường và cách Indonesia huy động nguồn vốn đầu tư. Các tổ chức phi chính phủ cho rằng một số chính trị gia trung ương lẫn địa phương có lợi ích đất đai trong khu vực có thể hưởng lợi từ siêu dự án này.
Indonesia đang là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á với 7.775 ca nhiễm nCoV, cũng là nước có số người chết vì Covid-19 lớn nhất với 647 trường hợp.
Vũ Anh
Cơ quan chống tham nhũng Indonesia cảnh báo Chính phủ khi 'làm ăn' với công ty Trung Quốc
Cơ quan chống tham nhũng Indonesia (KPK) cảnh báo Chính phủ nước này về rủi ro khi làm ăn với các công ty Trung Quốc, lo ngại phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh.
"Chính phủ nên cẩn trọng hơn với đầu tư từ Trung Quốc. Bắc Kinh đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng kinh tế thông qua hoạt động đầu tư, kinh doanh. Vì thế, chúng ta phải rất cẩn trọng", Phó Chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng Indonesia Laode Muhammad Syarif cho biết.
Với thương mại hai chiều tăng 22% (72,3 tỷ USD) năm 2018 so với năm 2017, đầu tư trực tiếp liên tục tăng, Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng của Indonesia.
Bên cạnh đó, Cơ quan chống tham nhũng Indonesia cũng chỉ ra những lo ngại tiềm ẩn về tham vọng chính trị và kinh tế của Bắc Kinh.
Phó Chủ tịch KPK Laode Muhammad Syarif.
Trong khi các công ty Trung Quốc vẫn đóng vai trò là "những nhà đầu tư quan trọng" thì Indonesia nên cẩn trọng hơn, Phó chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng Indonesia nói.
Đối với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, người bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm thứ hai vào tháng 10 vừa qua, quan hệ với Trung Quốc phải dựa trên sự cân bằng trong các hoạt động Kinh tế. Tuy nhiên, với việc chính phủ Indonesia liên tục phải vật lộn để phát triển kinh tế thì hàng tỷ USD khoản vay ưu đãi từ Bắc Kinh là "miếng mồi" khó có thể cưỡng lại đối với nước này.
Trung Quốc đang hỗ trợ Indonesia xây dựng đường sắt cao tốc đầu tiên giữa Jakarta và thành phố Bandung. Nhưng dự án trị giá 6 tỷ USD đã đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của chính quyền Tổng thống Widodo. Dấu ấn kinh tế Trung Quốc ngày càng tăng cũng đồng nghĩa với việc Indonesia đang mắc nợ Bắc Kinh ngày càng nhiều.
Tuần trước, Đại sứ Australia tại Indonesia Gary Quinlan nhấn mạnh sự thận trọng về việc liệu sự hiện diện của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei ở Indonesia có ảnh hưởng đến việc chia sẻ thông tin tình báo với Bắc Kinh hay không. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã cảnh báo các đồng minh về việc không cấp phép cho công ty Huawei trong việc xây dựng mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.
"Chúng tôi nói chuyện với Indonesia về tất cả các vấn đề an ninh này ảnh hưởng đến khu vực và toàn cầu, nhưng chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề an ninh mạng và thế giới kỹ thuật số mới", ông Quinlan nói với các phóng viên ở Jakarta.
Tham nhũng là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở Indonesia trong nhiều thập kỷ. " Tình hình tham nhũng ở Indonesia đang trở nên tồi tệ hơn", Phó chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng Indonesia Syarif nói, trích dẫn chỉ số nhận thức tham nhũng quốc tế gần đây nhất, trong đó Indonesia chỉ đạt 38 điểm trong số 100 điểm (năm 2012 chỉ số của Indonesia là 32), cho thấy có rất ít sự cải thiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Widodo. "Điều này có nghĩa là chúng ta vẫn còn là một quốc gia tham nhũng", Syarif cho biết.
Phó chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng Indonesia Syarif cũng kêu gọi Tổng thống Widodo xem xét sửa đổi đạo luật làm suy yếu quyền lực của cơ quan chống tham nhũng, được Quốc hội nước này thông qua hồi tháng 9. " Nếu họ muốn thu hút đầu tư, họ phải tăng cường vai trò của cơ quan chống tham nhũng", ông Syarif nói. "Tuy nhiên, họ làm điều ngược lại".
(Nguồn: SCMP)
KÔNG ANH
Theo vtc.vn
Indonesia muốn dùng AI thay công chức Tổng thống Indonesia Joko Widodo yêu cầu các cơ quan nhà nước loại bỏ hai bậc công chức và thay thế bằng trí tuệ nhân tạo trong năm 2020. Bốn cấp bậc trong cơ quan chính phủ Indonesia sẽ được tinh giản còn hai bậc trong vòng hai năm tới nhằm cắt giảm bộ máy quan liêu, Tổng thống Widodo đưa ra tuyên...