Indonesia hi vọng gia nhập OECD trong 2 – 3 năm
Indonesia đặt mục tiêu hoàn tất việc gia nhập để trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( OECD) có trụ sở tại Paris trong vòng hai đến ba năm.
Người dân đi lại trên đường ở thủ đô Jakarta của Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết nước này rất lạc quan về việc được chấp nhận là thành viên của OECD vì Indonesia đã tuân thủ các tiêu chuẩn của tổ chức, bao gồm cả một nền kinh tế công bằng và chống tham nhũng.
Phát biểu trong cuộc họp báo sau sự kiện ăn tối hôm 28/2 với các đại sứ của 33 quốc gia thành viên OECD, Bộ trưởng Hartarto bày tỏ hi vọng quá trình trở thành thành viên OECD có thể hoàn thành trong vòng 2 – 3 năm.
Video đang HOT
Bộ trưởng Hartarto cho biết thêm Indonesia đang hợp tác với OECD để hoàn thành tài liệu lộ trình, trong đó nêu rõ các điều khoản, điều kiện và quy trình gia nhập và nhằm mục đích trình bày tài liệu này tại cuộc họp bộ trưởng của OECD vào tháng 5.
Tuyên bố của Bộ trưởng Hartarto được đưa ra sau khi OECD, nơi có 38 quốc gia thành viên, quyết định mở cuộc thảo luận về việc gia nhập của Indonesia vào tuần trước sau khi nước này nộp đơn vào tháng 7/2023.
Theo OECD, Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đăng ký làm thành viên của tổ chức này.
Nhiều năm qua, Indonesia đã hợp tác với OECD rong các lĩnh vực, làm đối tác chính của OECD vào năm 2007 và năm 2014 đã giúp khởi động chương trình Đông Nam Á của tổ chức này.
Khi trở thành thành viên OECD, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á hy vọng sẽ thu hút được nhiều thỏa thuận đầu tư và thương mại hơn .
Thông tin cho hay các thành viên như Anh, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Đức và Slovakia đã đưa ra tuyên bố bằng văn bản ủng hộ Indonesia gia nhập OECD.
Indonesia khôi phục kế hoạch xây tường biển ngăn thủ đô Jakarta chìm dần
Indonesia đang khôi phục kế hoạch xây tường biển khổng lồ nhằm ngăn chặn thủ đô Jakarta chìm với tốc độ nhanh do nước biển dâng và sụt lún.
Ngập nước tại Tây Jakarta năm 2020. Ảnh: National Geographic
Bộ trưởng Điều phối Vấn đề Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto hôm 10/1 khi phát biểu tại một sự kiện ở Jakarta đã công bố kế hoạch mới nhất về dự án này. Theo đó, bức tường biển sẽ được xây trong ba giai đoạn, kéo dài đến năm 2040, với hai giai đoạn đầu tiên cần kinh phí 164,1 nghìn tỷ rupiah (10,5 tỷ USD). Bộ trưởng Hartarto không đề cập đến kinh phí cho giai đoạn thứ ba.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) đưa tin ý tưởng về bức tường biển đã được ấp ủ hơn một thập kỷ. Đề xuất xây tường biển gần đây được khôi phục khi Jakarta trở thành siêu đô thị có tốc độ chìm nhanh nhất.
Bộ trưởng Hartarto nói rằng thủ đô Indonesia chìm tới 25 cm mỗi năm trong khi triều cường tăng tới 200 cm mỗi năm. Là nơi sinh sống của hơn 10 triệu người, Jakarta đã ghi nhận một số khu vực bị ngập tới 4 mét trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2005. Các chuyên gia dự đoán rằng 1/3 thủ đô quốc gia vạn đảo có nguy cơ bị nhấn chìm vào năm 2050 nếu không được kiểm soát.
Lũ lụt ở vùng ven biển Jakarta ước tính gây thiệt hại 2,1 nghìn tỷ rupiah mỗi năm và có khả năng tăng lên 10 nghìn tỷ rupiah/năm trong thập niên tới. Để làm chậm quá trình chìm và giảm bớt áp lực cho Jakarta, Indonesia đã hạn chế khai thác nước ngầm cũng như thúc đẩy thành lập thủ đô mới Nusantara trị giá 34 tỷ USD trong rừng rậm Borneo.
Indonesia sẽ tổ chức bầu cử vào ngày 14/2 và liệu người kế nhiệm Tổng thống Joko Widodo có theo đuổi dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ hay không vẫn còn là một ẩn số.
Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto, người dẫn đầu các cuộc khảo sát cử tri cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, tại lễ công bố kế hoạch bức tường biển đã bày tỏ ý kiến: "Vấn đề mà bức tường biển này phải đối mặt là nó cần khoảng 40 năm để hoàn thành. Liệu các nhà lãnh đạo có đủ tập trung, tư duy và khả năng theo đuổi dự án đến cùng hay không. Đó là trách nhiệm của chúng tôi".
Indonesia gấp rút hoàn thiện công tác phục vụ cho Hội nghị G20 Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia, Airlangga Hartarto ngày 3/10 cho biết chính phủ nước này đang tiếp tục hoàn thiện các khâu chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), dự kiến diễn ra tại Bali ngày 15-16/11. Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta,...